cách đó, quí cô mới mong hiểu được vấn đề mà ông ấy phải đối phó -
Hargreaves rất căng thẳng. Ông cúi mình về trước và khi nhìn lên phải
ngước mắt.
Cái áo khoác dầy của ông xòe ra hai bên đùi, bàn tay mang găng của ông
không nằm yên, lúc thì làm điệu bộ lúc thì bóp đầu gối.
- Nói về Tony Marvell trước. O^ng là người tốt, ai cũng mến, nhưng không
phải một nhà kinh doanh giỏi. Có thể do tính hào phóng của ông mà ông
không là một doanh nhân thành công lớn, chính lương tâm chính trực của
ông làm hại nó. Chỉ nhờ bộ óc của nhà toán học giúp ông vượt qua những
khó khăn.
- Tony đã tốt nghiệp thủ khoa ở Cambridge và định tiếp tục học toán hậu
đại học. Nhưng vì chú ông chết, ông phải kế nghiệp. Quí cô hẳn đã biết sản
nghiệp gồm những gì: 3 khácch sạn hạng sang. Chú ông, Old Jim xây dựng
và trang bị, vào thời đó được coi là sang trọng, lộng lẫy, xa hoa nhất, nhưng
đang trên đà suy sụp.
- Ai cũng bảo chỉ có điên như Tony mới ghé vai vào gánh cái thương
nghiệp. Em trai ông. nhà giải phẫu quá cố nổi tiếng Stephen Marvell cho
rằng, Tony sẽ chỉ làm lộn bậy kế hoạch kinh doanh, và làm mọi người nhà
mắc nợ liên lụy thêm thôi.
- Nhưng quí cô đã biết đó, chuyện gì đã xảy ra. Năm 25 tuổi, ông tiếp nhận
sản nghiệp. Năm 27 tuổi, khách sạn không còn lỗ vốn nữa; năm 30 tuổi các
khách sạn thành nơi ai cũng muốn đến trọ, bảng hiệu lung linh huy hoàng
trên bầu trời, phồn thịnh tưng bừng và hiệu quả, lời lãi chất chồng đến
chính Tony cũng ngạc nhiên.
- Ông coi thường ý niệm làm việc quá sức, ông làm việc không ngơi nghỉ.
Định hướng không thể lay chuyển của ông là: Tôi không thích công việc
kinh doanh, nhưng để tôi thu vén cho gọn gàng, sau đó sẽ làm những
chuyện quan trọng hơn, như nghiên cứu chẳng hạn. Ông điều hành các
khách sạn vì ông đã hứa với chú Old Jim, vừa vì ông cho là (quí cô có thấy
không?) điều hành khách sạn không có chi là khó và ông muốn cho thấy nó
dễ như thế nào. Nhưng thực tế lại chẳng dễ chút nào. Không ai có thể làm
việc theo tốc độ của ông được. London, Brighton, Eastbonrne, ông biết mọi