doanh. Mảnh đất khi ấy đã được phát mãi để trả các khoản thuế và không ai
còn nghĩ gì đến kaolanh nữa.
Trải qua nhiều năm dài, các tư liệu liên quan đến sự tồn tại và địa điểm
của hầm đá ấy đã bị giấu kín trong một chiếc rương ở Thượng Hải. Năm
năm trước, David Carr và em trai hắn, trong lúc sắp xếp lại đồ đạc trong
rương, đã tình cờ bắt gặp những tư liệu trên. Tức khắc nhìn thấy mối lợi mà
chúng có thể thu hoạch được từ sự khám phá ấy, chúng xuống tàu sang Mỹ.
Để khỏi bị ai để ý, chúng đã "mượn" tên của nhà địa chất Monroe và đã
mua lại dải đất bao quanh khu mỏ trước kia. Không ai có thể lấy làm lạ về
chuyện một nhà địa chất, người vốn lừng danh với thói quen thích sống
hoang dã của mình, đã bỏ tiền ra mua một khu đất mà chắc hẳn là để khảo
sát những lớp trầm tích đa dạng ở đó.
Thế nhưng hai anh em Carr lại biết rằng có một kẻ kỳ quái tên là
Patterson đã qua đời, để lại những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu trước
đó của khu mỏ cũng bao gồm luôn cả cái hầm đá kaolanh ấy nữa. Điều tra
cặn kẽ hơn, chúng đá khám phá được là Patterson chính là chủ sở hữu trước
kia của ngôi nhà mà cụ bà Wycox đang sống ở Blackbridge. Rất có thể là
một cuộc điện đàm giữa hai anh em họ Carr về chủ đề trên đã bị Dick
Milltop tình cờ nghe lóm được. Cuộc đối thoại nghe loáng thoáng tiếng
được tiếng không ấy đã tiết lộ cho Dick sự tồn tại của một hầm đá kaolanh.
Đó chính là kết luận mà Alice đã đưa ra.
Dưới cái tên Raynold, Carr đã đến thuê một phòng tại nhà cụ bà
Wycox và đã đoạt được các tư liệu nói trên. Sau đó, hắn đã thiết kế một lối
đi ăn thông với kho chứa đồ cũ của nhà kế bên, mà tình trạng dơ dáy và
hoang tàn chứng tỏ là không ai thèm đặt chân tới đã nhiều năm qua. Kho
chứa đồ cũ này được dùng làm kho dự phòng để cất giấu những mặt hàng
gốm sứ đắt giá. Chúng cho rằng khôn ngoan hơn cả là nên phân tán mỏng
để phòng trường hợp rủi ro khả dĩ xảy ra nếu hang ổ của chúng ở giữa rừng
cây bị lộ tẩy.
- Trực giác của con đã phục vụ đắc lực cho con thêm lần này nữa,
Alice ạ - ông Roy nói - Con đã tìm được lối đi bí mật và con đã, ngay từ