Còn vào buổi sáng tháng Năm đầy nắng ấy, đám đông khoảng
350 cổ đông háo hức chiếm lĩnh tiền sảnh Bảo tàng Nghệ thuật
Seattle được thiết kế bởi Robert Venturi, nhấm nháp những ly cà
phê Starbucks vừa mới pha chế và nhai nhóp nhép bánh vòng phết
phô mát kem, nao nức chờ nghe người đàn ông quai búa của họ,
Jeffrey P. Bezos, diễn thuyết. Anh vừa là thiên tài trong kinh doanh,
vừa là người giỏi pha trò trong lớp học – người đã tạo ra một cách có
phương pháp và cương quyết mô hình kinh doanh mới cho thời đại
Internet. Cũng như người đàn ông quai búa, Bezos trở thành mục tiêu
của cả sự ngưỡng mộ lẫn đố kỵ. (“Tại sao là anh ta mà không phải là
bạn?” – tờ Wired hỏi) cũng như hứng chịu sự khinh khi
(“Amazon.toast” như học giả về Internet George Colony đã cười
nhạo năm 1997; “Amazon.bomb,” – tờ Barron’s nhận xét năm 1999).
Nhưng đây là một ngày dành cho sự yêu mến. Một số cổ đông nhẹ
dạ một cách lạc quan về triển vọng được gặp và nghe chuyện của
người đàn ông đã giúp họ kiếm tiền – trong một vài trường hợp là
rất nhiều tiền.
Nhìn chung những cổ đông của Amazon.com trông rất giống
kiểu người mà người ta gặp ở mọi buổi họp hằng năm – nhiều người
đã nghỉ hưu với mái tóc trắng xóa và có đủ thời gian để chăm lo cho
lợi nhuận của họ; một ông bố khoảng 30 tuổi, đến từ Allentown,
Pennsylvania, giải thích thủ tục của cuộc họp cho cậu con trai chín
tuổi, đang tự hào đội cái mũ lưỡi trai mang tên đội bóng chày Seattle
Mariners. Là hiện thân của Seattle còn có mặt một cựu nhân viên của
Amazon.com thế hệ X, xăm mình và xuyên móc, tóc đỏ, người làm
ra nhiều tiền đến không mơ nổi, nhờ vào cổ phiếu phổ thông
được tách ra đã tăng 5.600% (vâng, 5.600%) chỉ trong hai năm kể từ
khi công ty công khai bán cổ phiếu ngày 15 tháng Năm năm 1997.
Đang chen qua đám đông còn có L. John Doerr huyền thoại, đối
tác rất cao giá trong công ty đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins
Caufield & Byers. Ông ăn mặc bài bản với áo xanh biển, quần