Đột nhiên xuất hiện câu hỏi làm ngưng màn trình diễn. Một cổ
đông trẻ Mỹ gốc Á giơ tay lịch sự hỏi: “Khi nào thì công ty mang lại
lợi nhuận?”
Hầu hết cử tọa bật cười; có người vỗ tay hoan nghênh. Bezos
tỉnh không. Anh đang mong đợi nó. Anh đã từng trả lời câu hỏi này.
“Tôi phải trao đổi một chút, bởi đôi khi người ta hiểu lầm” – anh
nói, nghiêng người về phía đám đông. “Đối với bất kỳ ai trong các
bạn nghi ngờ điều này (nụ cười từ từ xuất hiện): Amazon.com tin
rằng việc một ngày nào đó chúng ta sẽ có lợi nhuận là rất quan
trọng.” (Nhiều tiếng cười hơn). Chuyển sang giọng nghiêm trang,
anh thêm: “Chúng ta không phải trông chờ vào cách tính toán mới
nào hay thứ gì đại loại như vậy. Về lâu dài, tất cả các công ty sẽ kinh
doanh dựa trên bội số hợp lý [về giá cả/lợi nhuận]. Đấy là nguyên
tắc hoạt động thành công. Giá trị vốn hóa của công ty phải phản
ánh giá trị nguồn tiền hiện hành của quá khứ và tương lai.”
Hiển nhiên Bezos thấy đây là cơ hội được trình bày điều cốt lõi
trong chiến lược của Amazon.com, giải thích cho các cổ đông cũng
như các nhà báo là tại sao việc thua lỗ cứ tiếp diễn – và sẽ tiếp tục
tiếp diễn – tăng cao trước khi thu được lợi nhuận: “Điều chúng ta
hiện nay đang làm là tập trung đầu tư vào tất cả ‘các cơ hội không
cưỡng nổi’ [cách nói của John Doerr về Internet] mà chúng ta nhận
thức được. Ngành kinh doanh sách tại Mỹ của chúng ta có thể mang
lại lợi nhuận trong tháng Mười Hai [1998], kể cũng lạ về thời điểm
trong năm [vì mùa này hoạt động mua sắm rất cao]. Tôi tin nếu
chúng ta không tự tổ chức tốt, tháng Mười Hai cũng không sinh lợi
được. [Nhiều khán giả cười hơn.] Tập thể các cổ đông sáng suốt sẽ
trảm đội ngũ lãnh đạo của công ty nếu họ không biết hình dung ra
cách phân bổ tốt nguồn vốn đầu tư và năng nổ hơn trong thời
gian nhạy cảm đang hình thành nhiều ngành kinh doanh này. Xem
này,” – anh nói thêm, vẻ thuyết phục của một tín đồ thực sự: “Có vô