39
-
Cá: rau dền, rau muống, mồng tơi, cà rốt, rau ngót, khoai môn, khoai tây, rau
cải (ngọt, bó xôi), cải thìa, bí đỏ.
-
Tôm: rau cải, bí đỏ, rau ngót, khoai môn, khoai lang, bắp cải, cải thìa, súp lơ.
-
Cua: mồng tơi, rau muống, rau ngót, rau dền, rau cải (bó xôi, cải ngọt).
-
Ếch: cải thìa, khoai tây, khoai môn, mồng tơi
9. Cách nấu cháo dinh dƣỡng
a. Cách ơ chế và bảo quản nguyên vật liệu
-
Thịt lợn, tim lợn, bò rửa sạch, trần qua vớt bọt (nếu cần), rửa sạch lại lần nữa,
đem hấp chín.
-
Cá nên chọn cá nhiều thịt như quả, rô, chép… mổ, đánh vảy, bỏ mang rửa
sạch, hấp chín với 1 chút gừng.
-
Lươn cho vào nồi hoặc túi kín, đổ muối vào và đậy chặt, đợi lươn quẫy ra hết
nhớt, cho 1 rượu gừng và nước nóng vào, vuốt sạch nhớt, rửa sạch, luộc chín kĩ với 1
chút muối và gừng để khử tanh. Dùng tay tách phần thịt từ đầu đến đuôi, bỏ ruột, giữ
lại tiết lươn. Dùng dao băm nhỏ (dùng máy xay sẽ bị quyện lại không tơi)
-
Ếch lột da, làm sạch, luộc hoặc hấp chín. Chỉ tách lấy phần thịt, loại bỏ phần
chỉ đen trên thịt ếch.
-
Ngao, rửa sạch, hấp chín, bóp bỏ phân và ruột.
-
Tôm: rửa sạch, hấp chín, bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ.
-
Cua ghẹ: rửa sạch, hấp chín với xả gừng, bóc lấy thịt.
-
Tất cả các nguyên liệu nên để khô trước khi xay hoặc băm, nguyên liệu sẽ tơi
hơn, khi nấu không bị vón cục.
-
Chia nhỏ các nguyên liệu đã xay hoặc băm vào các khay đá có nắp, định
lượng tùy theo độ tuổi của trẻ (tham khảo tại bảng 1) và cho vào ngăn đá cấp đông.
Dùng tốt nhất trong vòng 1 tuần để đảm bảo dinh dưỡng.
-
Các loại củ thường sử dụng là: bí đỏ, cà rốt, khoai tây, củ dền, khoai lang…
hấp chín, có thể chia vào các khay bảo quản như thịt, định lượng tùy theo độ tuổi.