38
vẫn hoạt động được. Mẹ có thể dán nhãn ghi ngày tháng cho các hộp thức ăn để đảm
bảo không nhầm lẫn.
-
Khi rã đông tốt nhất là nên rã đông trong ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên cách
này mất nhiều thời gian. Hoặc gói kín thức ăn, ngâm nước lạnh và thường xuyên
thay nước. Mẹ cũng có thể dùng lò vi sóng chế độ nhiệt thấp, dù cánh này thức ăn sẽ
hao hụt dinh dưỡng và giảm độ thơm ngon. Mẹ chỉ nên rã đông phần thức ăn cho
từng bữa, và đồ ăn đã rã đông nếu không dùng hết hãy bỏ đi, không nên cấp đông lại
vì dinh dưỡng đã mất nhiều và vi khuẩn đã xâm nhập.
n. Hâm nóng thức ăn thế nào cho đúng?
-
Tốt nhất chỉ hâm lại thức ăn 1 lần. âm đi hâm lại thức ăn nhiều lần khiến
dinh dưỡng bị mất, thậm chí gây ngộ độc.
o. Có nên nấu hầm một nồi cháo lớn cho tiện vì bé mỗi bữa ăn rất ít?
-
Mẹ có thể hầm cháo trắng rồi để trong ngăn mát tủ lạnh, đến bữa lấy 1 lượng
vừa đủ ra nấu với thịt cá rau củ. Cách này giúp mẹ tiết kiệm thời gian đồng thời bé
lại được đổi món liên tục. Tuy nhiên cháo trắng cũng không nên để quá 2 ngày trong
tủ lạnh. Đặc biệt mẹ đừng hầm cháo với thịt thà rau củ rồi để lạnh cho bé “ăn 1 thể”,
vì cháo sẽ mất dinh dưỡng, mất mùi vị thơm ngon và bị vi khuẩn xấu xâm nhập. Và
bé ăn mấy bữa liền cùng 1 thứ sẽ rất chán.
p. Kết hợp của rau củ quả với thịt động vật cho món cháo của bé yêu thêm
đa dạng về hƣơng vị và bổ ung dinh dƣỡng một cách hợp lý
-
Thịt heo: Rau mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, bắp cải, đậu Hà Lan, khoai lang, cải
(ngọt, bó xôi), súp lơ, rau ngót, rau dền, côve, cải thìa
-
Thịt bò: Rau mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, bắp cải, đậu Hà Lan, khoai lang, cải
(ngọt, bó xôi), súp lơ, rau ngót, cải thảo, khoai tây, cải thìa.
-
Gà: Mướp, rau ngót, cà rốt, bông cải, rau dền, khoai tây, bí đỏ, súp lơ, cải
thảo, cải thìa.
-
Lươn: Cải (bó xôi, cải ngọt), bí đỏ, khoai tây, hạt sen, khoai môn, rau ngót.