ĂN DẶM TỪ TRÁI TIM - Trang 6

5

Chia làm 4 giai đoạn ăn dặm, điều chỉnh độ cứng của đồ ăn phù hợp với sự

phát triển của trẻ. Độ thô thức ăn được tăng dần.

Giai đoạn 1: 5-6 tháng tuổi “Giai đoạn nuốt chứng”

Bạn hãy quan sát tình trạng của trẻ và bắt đầu cho ăn dần từ một ngày một

lần một thìa. Giai đoạn này trẻ vẫn chưa nghiền nát được thức ăn trong miệng

nên chúng ta chế biến đồ ăn nhuyễn và dễ nuốt. Chúng ta chỉ cho trẻ ăn khi đói.

Giai đoạn 2: 7-8 tháng tuổi “Giai đoạn nhai truệ trạo”

Trẻ có thể nghiền nát thức ăn dạng hạt mềm bằng lưỡi. Một ngày, bạn cho trẻ

ăn hai lần, việc cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau cũng là điều quan

trọng để trẻ biết được nhiều vị và cảm nhận bằng lưỡi.

 Giai đoạn 3: 9-11 tháng tuổi “Giai đoạn nhai tóp tép”

Trẻ đã có thể ăn được những đồ ăn cứng mà có thể dùng lợi để nghiền nát.

Chúng ta tạo thói quen về bữa ăn cho trẻ thành 1 ngày ăn 3 lần. Tạo không khí ăn

uống vui vẻ cho trẻ cùng gia đình cũng rất quan trọng.

 Giai đoạn 4: 12-18 tháng tuổi “Giai đoạn nhai thành thạo”

Trẻ ăn được những đồ ăn cứng mà có thể cắn bằng lợi. Chúng ta tạo cho trẻ

nhịp điệu sinh hoạt xung quanh bữa ăn của trẻ. Trẻ sẽ bắt đầu ăn bằng tay nên

giai đoạn này cũng cần trẻ tạo cho trẻ hứng thú tự mình ăn.

c. Phƣơng pháp BLW

Giai đoạn 1: Tập kỹ năng

Thức ăn của bé: Cắt thanh dài hoặc răng cưa dễ cầm

Đạm: chú ý một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng...

Rau: chưa ăn rau lá, các loại khoai bứ

Quả: Chưa ăn các loại quả trơn, có kích thước nhỏ, tròn, có hạt (Nho, Nhãn,

Vải...)

Ngũ cốc: Chưa nên ăn cơm

Kĩ năng của bé: Kỹ năng nhai: Bắt đầu biết cắn đồ ăn miếng lớn, nhai trệu

trao, có thể biết hoặc chưa biết nuốt, dễ bị oẹ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.