của lần kết tập này là sự hình thành của Phái Đại thừa. Ông còn cho lưu giữ
nhiều bản kinh đại thừa viết bằng tiếng Prakrit, thổ ngữ của Gandhara. Sau này,
những bản kinh đó được dịch sang kiểu văn chương tiếng Phạn, và được truyền
sang
phương
Đông
theo
Con
đường
tơ
lụa.
(theo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kanishka
). (Goldfish).
Trong một Purana (tên chung chỉ các sách dạy giáo lí cho các tập cấp
không phải Bà La Môn) có chép huyền thoại đặc biệt này: một ông vua đáng
được lên Thiên đường mà tự nguyện ở lại Địa ngục để chia sẻ nỗi khổ của
những kẻ bị đày xuống đó, cho tới khi nào họ được cứu rỗi hết rồi mới lên Niết
Bàn mà thành Phật.
Tử ngữ (sách in sai thành từ ngữ): tác giả ám chỉ tiếng sanscrit. (Goldfish).
Fergusson bảo: “Tín đồ Phật giáo đã đi trước Giáo hội La Mã… cả năm thế
kỉ trong việc sáng lập và thi hành các cuộc lễ và các nghi thức chung cho cả hai
tôn giáo”. Còn Edmunds thì vạch các chi tiết để làm nổi bật lên những điểm
giống nhau các Thánh kinh Ki Tô giáo và Phật giáo. Tuy nhiên sự hiểu biết của
chúng ta về nguyên thuỷ của các tục lệ và tín ngưỡng đó còn mơ hồ quá, nên
chưa thể kết luận dứt khoát rằng Ki Tô giáo có chịu ảnh hưởng của Phật giáo
không.
Bản tiếng Pháp là: la sagesse a posteriori mà tôi có thể dịch là cái khôn
hậu luận, nghĩa là thấy cổ nhân lầm lẫn rồi, sử gia mới rút ra một kết luận như
tỏ rằng mình khôn hơn cổ nhân. (ND).
Đoạn từ “Vì nói theo cái giọng” đến “nuốt được tôn giáo kia” có phần khó
hiểu, chắc là do sách in sai. Tôi xin tạm sửa và bổ sung (các chữ tôi cho in
nghiêng) như sau: “Vì - nói theo cái giọng các sử gia làm khôn hơn cổ nhân –
nếu Phật giáo chịu tiếp nhận của Ấn giáo các huyền thoại và các lời thần, lần
lần lấp được cái hố giữa hai tôn giáo thời nguyên thuỷ và người ta có thể biết
trước được rằng tôn giáo nào đâm rễ sâu trong dân chúng nhất, hợp với nguyện
vọng dân chúng nhất, sau cùng, có những nguồn lợi kinh tế lớn nhất, được chính
quyền ủng hộ nhất, sẽ nuốt được tôn giáo kia”. Tuy sửa lại như vậy, nhưng thú
thật tôi vẫn thấy không ổn.
Nguyên văn tiếng Anh: For - to speak with the hindsight wisdom of the
historian - if Buddhism was to take over so much of Hinduism, so many of its
legends, its rites and its gods, the more popular appeal, and the richer economic