Nhưng đạo Phật đã lan tràn tới khắp các xứ khác ở Á châu. Giáo lí, nghệ thuật
văn học của nó truyền qua đảo Tích Lan, bán đảo Mã Lai ở phía Nam, qua Tây
Tạng, Turkestan ở phía Bắc, qua Miến Điện, Thái Lan
, Cao Miên, Trung
Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản ở phía Đông, và nhờ đạo đó mà đem văn minh vô
các xứ đó – trừ Viễn Đông đã có một nền văn minh rồi – cũng như ở thời Trung
cổ, nhờ các tu sĩ La Mã và Byzantine mà văn minh vô được Tây Âu và Nga. Có
thể nói tại các xứ đó, văn minh đạt được cực điểm chính nhờ đạo Phật. Từ thời
Açoka cho tới thế kỉ thứ IX, lúc mà đạo Phật bắt đầu suy, thành phố
Anuradhapura ở Tích Lan là một trong những thành phố lớn nhất phương Đông,
tại đó từ hai ngàn năm nay người ta vẫn thờ cây bồ đề và ngôi đền trên cao
nguyên Kandy
là một thánh địa của 150 triệu người theo đạo Phật ở châu
Á
. Có lẽ chỉ ở Miến Điện là các nhà sư thường gần gũi được lí tưởng của
Phật Tổ, mà đạo Phật còn thuần tuý hơn cả, nhờ các nhà sư đó mà 13 triệu dân
Miến có một mức sống tương đối cao hơn mức sống ở Ấn. Sven Hedin, Aurel
Stein và Pelliot đã tìm được ở Turkestan mấy trăm bản viết tay thời cổ về đạo
Phật và nhiều di tích khác của một nền văn hóa đã thịnh ở xứ đó từ thời đại
Kanishka tới thế kỉ XIII. Thế kỉ thứ VII, một chiến sĩ yêu văn chương, Srong–
tsan Gampo, lập một chính quyền vững vàng ở Tây Tạng, chiếm xứ Népal, và
dựng ở Lhassa một kinh đô, chẳng bao lâu rất thịnh vượng vì là một trung tâm
tích trữ hàng hoá từ Ấn qua Trung Hoa và từ Trung Hoa qua Ấn. Sau khi mời
các nhà sư tới Tây Tạng, sau khi truyền bá giáo dục và đạo Phật cho dân chúng,
ông tạm thời rời ngôi báu trong bốn năm để tập đọc tập viết và mở đầu cho thời
đại hoàng kim ở Tây Tạng. Ông cho xây cất mấy ngàn ngôi chùa Phật trên núi
và cao nguyên, và cho in một số kinh, luận gồm ba trăm ba mươi ba cuốn, bảo
tồn được cho các học giả ngày nay biết bao tác phẩm quí giá mà nguyên bản ở
Ấn Độ đã mất từ lâu. Chính ở Tây Tạng cách biệt với thế giới bên ngoài mà
Phật giáo có vô số dị đoan, một chế độ tăng viện và một số chủ nghĩa giáo tôn
(cléricalisme) mà khắp thế giới, ngoài châu Âu thời đầu Trung cổ, không nơi
nào sánh kịp. Còn Dalai-Lama (Đạt-Lai Đạt-Ma, tức Hoạt Phật ở Tây Tạng)
Ngài ở trong tịnh thất của đại tu viện Po-ta-la, ở trên chỗ cao nhất của kinh đô
Lhassa; ngày nay dân Tây Tạng còn coi Ngài là hiện thân của Đức Bồ Tác
Avalokiteshvara
. Ở Cao Miên, đạo Phật và đạo Ấn dung hoà với nhau đã