gây một tinh thần tôn giáo làm nẩy nở một giai đoạn đẹp đẽ nhất của nghệ thuật
phương Đông. Cũng như Ki Tô giáo, đạo Phật ra khỏi xứ rồi mới phát triển rực
rỡ nhất. Ta nên nói thêm rằng đạo đó thắng lợi như vậy mà không hề làm đổ một
giọt máu.
Nghĩa là họ nghi ngờ Phật không phải là một nhân vật thực.
Nanda là em cùng cha khác mẹ với Đức Phật. (Goldfish)
Tức Xá Lợi Phất. (Goldfish).
Đạo sĩ du thuyết (sách in sai thành đạo sĩ tu thuyết): nguyên văn tiếng Anh:
Wanderer. (Goldfish).
Trong sách là tiết I – chương V. (Goldfish).
Açoka tức A Dục (273-232 trước công nguyên). Ông có công lớn với đạo
Phật: “ông cho xây cất 84.000 ngôi chùa và dựng khắp nơi trong nước nhiều
dưỡng đường cho bệnh nhân, cho cả loài vật. Ông phái các cao tăng truyền bá
đạo Phật ở khắp Ấn Độ, Tích Lan, Syrie, Ai Cập, tới cả Hy Lạp nữa (có lẽ
những cao tăng đó đã giúp cho dân chúng phương Tây sau này dễ chấp nhận
luân lí Ki Tô), khi ông vừa mới mất thì nhiều phái đoàn khác đi truyền bá đạo
Phật ở Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ và Nhật Bản” (tiết II - chương III).
(Goldfish).
Harsha: tức Harsha-Vardhana (590-657). Người dành lại được Bắc Ấn từ tay
đế quốc Hung Nô, lập lại cảnh thanh bình trong một vương quốc rộng lớn. Vị
minh quân đó “Mới đầu theo giáo phái Shiva, sau cải giáo theo đạo Phật, thành
một Açoka. Ông cấm dân chúng ăn thịt, dựng trong lãnh thổ của ông những tha-
la dành cho khách bộ hành nghỉ chân, và cất trên bờ sông Gange mấy ngàn điện
Phật nhỏ gọi là “top” (tiết III – chương III). (Goldfish).
Không biết Subhadda được nói ở đây có phải là người cuối cùng, một du sĩ,
được Đức Phật giáo hoá, lúc Ngài sắp tịch không? (Goldfish).
Kanishka có nét giống với Açoka, là xây dựng rất nhiều đền đài. Ông đã cho
xây đại tháp Peshawer thờ xá lợi Phật. Ông tổ chức kết tập kinh điển và kết quả