ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 169

---o0o---

4. Luận về Tông, Giáo


* Những giảng sư đời mạt thường thích giảng Thiền, đến nỗi thính

chúng đa phần chấp vào những câu công án. Trộm nghĩ: Những câu cơ
phong chuyển ngữ (thoại đầu, công án) trong nhà Thiền tuyệt đối chẳng có ý
nghĩa gì, chỉ nhằm đáp ứng căn cơ người đến hỏi hòng chỉ nẻo hướng
thượng. [Những câu chuyển ngữ] ấy chỉ nên để tham cứu, sao lại giảng nói?
Giảng kinh như vậy chỉ những bậc đại sĩ siêu phàm mới hưởng lợi ích, còn
những hạng trung - hạ khác đều mắc bệnh hết. Đối với Tông, chẳng biết tận
lực tham cứu những câu cơ phong chuyển ngữ, chỉ lo phỏng đoán ý nghĩa.
Với Giáo, do thật lý, thật sự nào phải là cảnh giới của mình, bèn lầm tưởng
[Phật, Tổ] nói thí dụ để giảng pháp. Đem Tông phá Giáo, dùng Giáo phá
Tông, cái tệ nạn lưu hành này không còn gì tệ hơn được nữa!


* Từ ngài Tào Khê (Lục Tổ Huệ Năng) về sau, đạo Thiền lưu truyền

rộng rãi; mối văn tự “chẳng lập văn tự” phổ biến khắp hoàn vũ. Đường giải
thuyết ngày càng mở rộng, cửa chứng ngộ ngày càng bế tắc! Vì thế, các tổ
Nam Nhạc, Thanh Nguyên đều dùng cơ phong chuyển ngữ để độ người,
khiến cho Phật, Tổ trở thành ngôn ngữ suông, không cách nào đáp được lời
các ngài hỏi. Nếu chẳng phải thật sự là căn cơ tương xứng sẽ chẳng thể hiểu
được lời ấy. Dùng cách ấy để xét nghiệm khiến vàng - thau rạch ròi, ngọc -
đá rành rành, không còn cách nào giả trá, ngăn trở đạo pháp. Đấy chính là
duyên do của cơ phong chuyển ngữ.

Từ đấy về sau, pháp này ngày càng thịnh hành, được các tri thức đề cao,

chỉ e lạc vào lối mòn của người khác, trở thành khuôn sáo cũ kỹ, khiến
người học nghi ngờ, lầm lạc, hoại loạn Tông phong, nên cơ phong chuyển
ngữ ngày càng cao tột, vô phương chuyển biến, để người khác (người căn cơ
không phù hợp) chẳng biết đâu mà mò. Bởi thế mới có những câu nói trách
Phật, quở Tổ, bài xích kinh giáo, bác bỏ Tịnh Độ! Những lời lẽ ấy nhằm
cưỡng đoạt tình kiến, bít chặt sự biện giải của người nghe. Người căn thuần
sẽ nhờ ngay đó biết đường trở về, triệt ngộ hướng thượng; người căn cơ
chưa thuần sẽ chân thành, tận lực tham cứu, quyết đạt đến đại triệt, đại ngộ
mới thôi. Ấy là vì tri thức còn nhiều, căn tánh con người vẫn còn thông lợi,
hiểu rành rẽ giáo lý, tâm sanh tử khẩn thiết, dù chưa thể liễu ngộ ngay cũng
chẳng nảy lòng hèn kém, cho đó là pháp bảo vậy!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.