ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 167

đại trí huệ, lại còn có đại thần thông, thần thông của Tiểu Thừa A La Hán
chẳng thể sánh bằng. Vì thế ngài Nam Nhạc lúc sanh tiền cũng như sau khi
tịch luôn có những sự chẳng thể nghĩ bàn khiến kẻ thấy hoặc nghe phát khởi
tín tâm.

Nam Nhạc, Trí Giả đều là bậc Pháp Thân Đại Sĩ, địa vị thực chứng của

các Ngài nào ai dò được mức cao thâm. Chẳng qua các ngài muốn cổ vũ hậu
thế chuyên tinh học đạo nên mới chịu khuất lấp như thế, nào phải đâu các
ngài thật sự chỉ chứng địa vị Thập Tín Tương Tự hay Ngũ Phẩm Quán
Hạnh! Lũ phàm phu sát đất chúng ta há kham học đòi các ngài được ư? Hãy
nên ưa thô trì trọng giới

44

, nhất tâm niệm Phật, kiêm tu các điều lành thế

gian để làm trợ hạnh, noi theo pháp hạnh các vị Vĩnh Minh, Liên Trì thì
không ai là chẳng được lợi cả!


* Các tông tu trì Phật pháp phải đến mức “hạnh khởi, giải tuyệt” mới

được lợi ích thật sự, chỉ riêng Tịnh Tông chẳng tu quán như thế. Nhà Thiền
đem một câu thoại đầu hoàn toàn vô nghĩa đặt vào trong tâm, coi như bổn
mạng nguyên thần, chẳng kể năm tháng, suốt ngày tham cứu cho đến khi
nào cả thân tâm lẫn thế giới đều chẳng biết đến nữa, mới hòng đại triệt đại
ngộ; chẳng phải là hạnh khởi giải tuyệt hay sao? Lục Tổ nói: “Chỉ xem kinh
Kim Cang liền có thể minh tâm kiến tánh”
, đấy chẳng phải là hạnh khởi giải
tuyệt ư?

Theo ngu ý, chữ Khởi nên hiểu là Cực, tức là tận lực đến cùng cực, mới

hòng đạt đến cả Năng lẫn Sở cùng mất, nhất tâm phô bày triệt để. Nếu hạnh
chưa đến mức cùng cực, dù có quán niệm vẫn còn có Năng, có Sở, vẫn hoàn
toàn là tác dụng của phàm tình, hoàn toàn là tri kiến phân biệt, hoàn toàn là
tri giải, sao đạt lợi ích chân thật được? Phải tận sức đến cùng cực thì Năng,
Sở, tình kiến mới tiêu diệt, chân tâm vốn có mới phát hiện. Bởi thế, thuở xưa
có người đầu như cây chết sau chứng đạo phong, rạng rỡ cổ kim. [Muốn tu
hành được] lợi ích [phải] hoàn toàn [chú trọng] nơi một chữ Cực vậy!


* Người khéo đạt lợi ích thì không gì là chẳng hữu ích, người cam chịu

tổn mình sẽ chẳng bị tổn hại gì cả. Người đời nay hay dùng thế trí biện
thông để làm vốn nghiên cứu Phật học; vừa biết được chút nghĩa lý đã bảo
mình chứng đắc. Từ đấy, tự nghĩ mình cao quý, miệt thị cổ kim. Đừng nói là
người hiện đại chẳng đáng để vào mắt, ngay cả những bậc cao tăng từ một
ngàn mấy trăm năm trước (đa phần là cổ Phật tái lai, hoặc Pháp Thân Bồ Tát
thị hiện) đều bị họ coi tuốt là hạng tầm thường, chẳng đáng noi theo! Chưa
đắc bảo đã đắc, chưa chứng khoe đã chứng. Nghe lời họ nói cao chót vót
chín tầng trời, xét tâm họ thấp trệt dưới chín tầng đất! Tập nhiễm như thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.