ngồi yên, cũng như giữ lấy kho báu ấy, tùy ý hưởng dùng. Phàm phu đại tâm
cũng có thể liễu ngộ giống như chư Phật, nhưng về mặt Chứng thì Sơ Địa
còn chẳng thể biết nổi chỗ giở chân, đặt chân của bậc Nhị Địa. Hiểu được ý
nghĩa Chứng và Ngộ rồi, tự nhiên sẽ chẳng khởi lòng tăng thượng mạn,
chẳng nảy ý lui sụt, mà cái tâm cầu sanh Tịnh Độ dù vạn con trâu cũng
chẳng kéo lui lại được!
* Trí Giả đại sư được người đời xưng tụng là hóa thân của Phật Thích
Ca. Chẳng ai biết được sở chứng của Ngài, nhưng Phật hiện thân tạo pháp
tắc cho chúng sanh. Vì thế, đại sư thị hiện vẫn thuộc địa vị phàm phu,
bảo: “Nếu ta chẳng lãnh chúng, ắt sẽ tịnh được sáu căn”. Ngài dùng chính
thân mình để răn người, hiện thân thuyết pháp. Thoạt đầu, đại sư mong đoạn
Hoặc chứng Chân, đạt thẳng lên Thập Địa hay Đẳng Giác. Do phải hoằng
pháp lợi sanh, bỏ lỡ công phu thiền định của chính mình nên chỉ chứng được
địa vị Ngũ Phẩm Quán Hạnh trong Viên Giáo mà thôi! Vì thế ngài nói: “Do
tổn mình lợi người nên chỉ đạt được Ngũ Phẩm”.
Ngũ Phẩm là năm thứ: tùy hỷ, đọc tụng, giảng nói, kiêm hành Lục Độ
và chánh hành Lục Độ. Địa vị Ngũ Phẩm trong Viên Giáo viên ngộ Tạng
Tánh (Tạng tánh là Thật Tướng diệu lý, khi còn triền phược (“tại triền”)
gọi là Như Lai Tạng Tánh. Lúc thoát được triền phược gọi là Tịnh Pháp
Thân. Nói chung là vì vô minh chưa đoạn nên gọi là Triền) giống hệt sở
ngộ của Phật, trọn chẳng khác gì. Đã chế phục trọn vẹn Kiến, Tư, Trần
Sa, Vô Minh, Phiền Não nhưng chưa đoạn được Kiến Hoặc. Nếu đoạn
được Kiến Hoặc liền chứng Sơ Tín. Đến địa vị Thất Tín mới đoạn sạch
Tư Hoặc, thật sự chứng được “lục căn tùy ý chẳng nhiễm sáu trần”. Vì
thế gọi là địa vị “lục căn thanh tịnh”.
Đã thế, trong mỗi một căn lại có đủ công đức của sáu căn, làm Phật sự
của sáu căn. Do vậy, còn gọi là “lục căn hỗ dụng” (sáu căn dùng lẫn nhau)
như trong phẩm Pháp Sư Công Đức của kinh Pháp Hoa đã nói. Ngài Nam
Nhạc thị hiện chứng địa vị này. Người thuộc vào địa vị này chẳng những có