50
.
Ý nói: kinh điển lưu truyền như thế nào thì cứ chép đúng y như thế, đừng
tự tiện sửa đổi theo ý riêng
51
.
Gọi là “thuần viên” vì chỉ giảng về pháp viên đốn, gọi là “độc diệu” vì chỉ
mình kinh Pháp Hoa phô bày diệu nghĩa “hội tam quy nhất”.
52
.
Năm bộ lớn là cách phán giáo chia kinh điển đức Phật đã nói ra làm năm
thời kỳ: Hoa Nghiêm, A Hàm, Bát Nhã, Phương Đẳng và Pháp Hoa - Niết
Bàn.
53
.
Tam luân thể không: bản thể của ba luân đều không, tức là không thấy có
người thí, không thấy có người nhận, không thấy có vật được dùng để bố thí.
54
.
Lệnh nghiêm: tiếng gọi cha người khác một cách tôn kính.
55
.
Dương Tử tức là Dương Châu (Chu), tên tự là Tử Cư, người thời Chiến
Quốc, chủ trương thuyết “vị ngã”: dù là làm điều lợi nhỏ nhặt dù bằng cái
lông cho người khác cũng chẳng chịu làm.
56
.
Ý nói khuyên nhủ, khuyến dụ dần dần.
57
.
Tông Lâm Tế dùng gậy (bổng) và tiếng hét (hát) để khai ngộ thiền cơ.
58
.
Nhàm lìa (yểm ly) cõi Sa Bà, vui thích (hân nhạo) cõi Cực Lạc.
59
.
Cao đường: tiếng dùng để tỏ vẻ tôn kính mẹ người khác.
60
.
Văn tự tri kiến: sự thấy hiểu dựa theo phân biệt, nhận định ý nghĩa của
kinh văn, chứ không lãnh hội trực nhập được huyền nghĩa, yếu chỉ.
61
.
Tăng sĩ đi tham học các nơi gọi là du phương hành cước.
62
.
Đạo Chích: tên một kẻ trộm lừng danh thời cổ, thường dùng để chỉ kẻ
trộm.