37
.
Xuất thai cách ấm: thân này chết đi, sanh sang đời sau.
38
.
Cơm vua (vương thiện): Vương thiện là cỗ bàn của nhà vua. Đây là điển
tích lấy từ kinh Pháp Hoa, phẩm Thọ Ký: Các vị La Hán như Ca Chiên Diên,
Tu Bồ Đề, Mục Kiện Liên... nghe Phật chỉ dạy đạo Nhất Thừa, bèn biết
mình cũng có khả năng thành Phật, nhưng vẫn chưa đủ tự tin, bèn cầu xin
Phật thọ ký, giống như kẻ đói thấy cỗ bàn của vua chẳng dám ăn, phải chờ
vua cho phép. “Ăn no cơm vua” ý nói vị Tăng trong đoạn thư này đã hiểu lý
Nhất Thừa, đã tự tin mình có khả năng thành Phật.
39
.
Trước khi hiểu đạo Phật, tổ Ấn Quang mê Nho nên kịch liệt bài báng đạo
Phật.
40
.
Thời xưa dùng những tấm đồng tròn, đánh bóng làm gương soi mặt.
41
.
Phật sát vi trần số kiếp: Số kiếp nhiều như số vi trần trong một cõi Phật.
42
.
Bạn bè xa cách nhau gọi là “khiết khoát”, nên khi viết thư, ta hay gọi
người bạn ở xa là “hiền khiết” (bạn hiền)
43
.
Đắc pháp sư: lãnh hội pháp, chứng ngộ pháp nơi vị nào thì vị ấy gọi là
“đắc pháp sư”.
44
.
Thô trì trọng giới: Giữ các giới trọng còn ở mức giới tướng, chưa hoàn
toàn giữ được giới tánh nên gọi là “thô trì”.
45
.
Lệnh thân: tiếng gọi tỏ ý tôn trọng đối với mẹ của người khác
46
.
Năm tông: năm tông của nhà Thiền là Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động,
Vân Môn và Pháp Nhãn.
47
.
Sở dĩ gọi là chánh âm vì chú Vãng Sanh ta thường đọc chỉ là cách phiên
âm theo giọng Hán, mô phỏng Phạn âm.
48
.
Thời Minh, tăng sĩ phải trúng tuyển kỳ khảo thí về nội điển mới được cấp
giấy chứng nhận (độ điệp) là Tăng sĩ thực thụ.
49
.
Thẩn lâu hải thị: lầu sò chợ biển. Người cổ Trung Hoa tin ngoài biển có
giống sò rất lớn gọi là Thẩn, hơi thở của chúng tạo thành những ảo ảnh nhìn
xa như lầu gác, chợ búa trên mặt biển.