địa vị kém cỏi... đều do thuốc A Già Đà một vị trị chung vạn bệnh này,
không một ai là chẳng dứt khoát lành bệnh cả!
* Phật pháp uyên thâm, kẻ đại thông minh dù tận hết tâm lực bình sanh
vẫn còn có chỗ chưa thể nghiên cứu tường tận được. Nhưng Phật pháp tùy
cơ lập giáo; nếu muốn hưởng lợi ích thật sự thì hãy nghiên cứu, tu trì pháp
môn đặc biệt, siêu việt, lạ lùng là Tịnh Độ; đây thật sự là con đường trọng
yếu tốn ít tâm lực vậy.
* Việc giảo đính kinh điển chẳng phải là chuyện dễ dàng, chỉ sợ thầy
chẳng rảnh rỗi đến thế. Nếu ủy nhiệm người khác làm, kẻ đó phải là người
kiến thức lỗi lạc, thập phần tỉ mỉ, xét suy kỹ càng đôi ba lượt, tra cứu kỹ
lưỡng mới có thể đính chánh những chỗ chép lầm, trừ sạch những điểm dở
tệ khiến thiên chân được tỏ bày triệt để. Nếu không, sao chẳng cứ theo đúng
dạng vẽ hồ lô
50
may ra chẳng đánh mất sự chân xác sẵn có!
* Một bộ kinh Hoa Nghiêm là vua của Tam Tạng, phẩm cuối cùng quy
kết, đặt nặng nguyện vương. Nên tôn trọng kinh Hoa Nghiêm, nhưng chớ
xem thường các kinh khác vì các kinh Đại Thừa đều lấy Thật Tướng làm
bản thể.
Hoa Nghiêm vĩ đại vì là đại pháp xứng tánh cực đàm vượt ngoài các
giới, chẳng thâu nhiếp các pháp Nhị Thừa. Điểm huyền diệu của kinh Pháp
Hoa là “hội tam quy nhất” (gộp ba thừa về một thừa), “khai Quyền hiển
Thật, khai Tích hiển Bổn”. Tông Thiên Thai cho rằng: “Pháp Hoa thuần viên
độc diệu
51
, Hoa Nghiêm vẫn còn nói kèm Quyền pháp” (chữ Quyền pháp
chỉ các địa vị Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng
Giác).
Nhưng trong hội Pháp Hoa, Phật khen ngợi Pháp Hoa là vua của các
kinh, trong hội Hoa Nghiêm Phật cũng khen như thế. Lẽ nào kẻ hoằng
kinh đời sau cứ nhất định phải căn cứ vào năm bộ lớn
52
để phân định
kinh này cao, kinh kia thấp, chẳng chấp nhận kinh nào cũng có những
điểm riêng đáng khen ngợi hay sao? Kẻ tu Thiền ca tụng Thiền, người tu
Tịnh Độ tán dương Tịnh Độ; nếu không sẽ chẳng thể khiến người khác
sanh chánh tín, khiến người khác kính ngưỡng.