ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 189

Chỉ nên khéo hiểu ý nghĩa mỗi kinh, đừng vướng vào từ ngữ mà lạc mất

ý nghĩa. Mạnh Tử xưng tụng Khổng Tử là bậc thánh chưa từng có trong loài
người. Khổng Tử thấy vua Nghiêu trong canh, thấy vua Thuấn nơi tường,
thấy Châu Công trong mộng. Lòng mong mỏi, hâm mộ ba vị thánh của Ngài
sao mà chí thành đến mức cùng cực như thế ấy!

* Tổ Thiện Đạo dạy người nhất tâm trì danh, đừng tu tạp nghiệp là vì sợ

kẻ trung căn, hạ căn do tạp nghiệp tâm sẽ khó quy nhất, cho nên Ngài dạy
chuyên tu. Tổ Vĩnh Minh dạy người “muôn điều thiện cùng tu” và “hồi
hướng Tịnh Độ” là vì sợ hành nhân thượng căn thiên chấp, đến nỗi phước
huệ chẳng thể xứng tánh viên mãn, cho nên ngài dạy “viên tu” (tu trọn
khắp).


* Kinh rách nát chẳng thể tu bổ được nữa nếu đốt đi cũng không có lỗi

gì. Nhưng nếu thấy còn có thể tu bổ được thì đừng nên đốt đi. Nếu chẳng
biết lẽ biến thông, cứ một mực chẳng dám thiêu, thì kinh ấy rốt cuộc chẳng
thể xem được, cũng chẳng thể cất giữ như kinh còn tốt, lại trở thành khinh
nhờn. Cái lỗi khinh nhờn ấy gây hại cho người lắm, há chẳng nên biết đến lẽ
quyền biến hay sao?

* Trong các thứ thuốc đối chứng trị bệnh cho người hiện tại, nhân

quả là vị thuốc bậc nhất, pháp Tịnh Độ là pháp nên tu bậc nhất. Bất luận

căn tánh nào, chẳng thể không trước tiên tìm tòi học hỏi pháp nhân quả,

pháp Tịnh Độ.

Còn về giáo tướng, phải chọn lựa người mà giảng giải, bởi những

người học ai nấy đều có những điều phải học riêng, Phật học chỉ là học

kèm theo mà thôi. Nếu là kẻ căn cơ nông cạn, ắt sẽ chuyên chú vào Giáo

tướng, quăng Tịnh Độ ra sau ót, đến nỗi rốt cuộc thành hữu nhân vô quả,

cho nên chớ giảng dạy chẳng xứng với căn cơ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.