ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Trang 4

kinh đô thỉnh Ðại Tạng Kinh, nhờ tôi coi sóc việc ấn loát. Xong việc, Hòa
Thượng mời tôi cùng về núi. Biết tôi chẳng thích tham gia Tăng sự, Ngài
cho tôi ở riêng một liêu, tùy ý tu trì. Ðến nay đã hơn ba mươi lăm năm rồi. Ở
núi lâu ngày, có việc phải dùng đến bút mực viết lách, tuyệt chẳng dùng đến
tên gọi Ấn Quang. Ngay cả những văn tự cần phải ký tên, cũng chỉ tùy tiện
viết hai chữ là xong. Vì thế trong hai mươi năm qua, không có người khách
nào đến thăm, cũng không có thư từ qua lại làm phiền.
Năm đầu Dân Quốc (1911), cư sĩ Cao Hạc Niên đem mấy thiên văn cảo
đăng trên Phật Học Tùng Báo, chẳng dám dùng tên Ấn Quang, mà dùng tên
Ấn Quang thường tự xưng là Thường Tàm Quý Tăng. Vì thế, ký tên là
Thường Tàm. Cư sĩ Từ Uất Như và Châu Mạnh Do tưởng lầm là Kiến
Thường, nghe nói [lầm như vậy] cả ba bốn năm chẳng hề biết. Sau Mạnh Do
lên núi bái yết, xin quy y, đem mấy thiên bản cảo tệ hại gởi cho Uất Như,
đưa in ở kinh đô, đặt tên là Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao khiến cho văn tôi
gai mắt khắp mọi người cao nhã nên càng thêm hổ thẹn.

Năm Dân Quốc thứ bảy, thứ tám (1918-1919), họ lại lôi ra thêm mấy

thiên nữa, soạn thành sách Tục Biên, in chung với cuốn Sơ Biên. Năm Dân
Quốc thứ chín, giao cho Thượng Hải Thương Vụ Ấn Thư Quán sắp chữ
thành hai cuốn để làm bản lưu. Mùa Xuân năm Dân Quốc thứ 10, sách in
xong. Quang tôi lại qua Dương Châu, đem bản sắp chữ năm Dân Quốc thứ 9
khắc thành một bản, chia làm bốn cuốn. Năm Dân Quốc thứ 11, lại giao cho
Thương Vụ Ấn Thư Quán in thành bốn cuốn. Khi ấy, các cư sĩ chỉ yêu cầu
in hai vạn bộ, nhưng đến khi Thương Vụ Ấn Thư Quán in xong, gởi ra bán,
số ấy vẫn chẳng đủ!

Mùa Ðông năm Dân Quốc thứ 14 (1925), lại giao cho Trung Hoa Thư

Cục in bản tăng quảng (bản mở rộng – do thêm vào những bài mới), cũng
chia thành bốn cuốn, dày hơn lần in trước một trăm tờ. Mùa Hạ năm nay in
sách, do phong trào công nhân đấu tranh, giá in rất cao, chỉ in được hai ngàn
bản. Bản gốc đã đem đánh máy ra thành bốn bản sao thì nhà in giữ lại hai
bản, trả về cho Quang hai bản. Tôi bèn giao cho Hàng Châu Chiết Giang Ấn
Loát Công Ty in trước một vạn bản, sau đó sẽ in tiếp.

Một nhân duyên tình cờ nữa là cư sĩ Viên Tịnh Lý Vinh Tường trong

mấy năm qua, chuyên tâm học Phật, đối với luận Khởi Tín, kinh Lăng
Nghiêm, kinh Viên Giác đều viết sớ giải. Quang bảo: “Người thanh niên nên
thiết thực dụng công niệm Phật trước đã, đến khi nghiệp tiêu trí rạng,
chướng tận, phước dày rồi sẽ lại phát huy, tự có thể xiển minh Phật ý truyền
khắp vũ trụ”. Khi ấy, ông Lý chẳng chịu là đúng. Sau vì dụng tâm quá độ,
tinh thần, thân thể mỗi ngày một suy, mới hay lời tôi nói chẳng sai.

Ông bèn đọc kỹ Văn Sao, hoan hỷ khôn xiết nên trích lục những nghĩa

trọng yếu, chia thành từng môn, từng loại, soạn thành một cuốn, tính dùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.