Bố mẹ cậu đã nhiều lần thử nói chuyện với cậu. Lần nào họ cũng dùng
cớ gì đó giữ chân cậu ở phòng khách, từ tốn khuyên giải. Đặc biệt là mẹ
cậu, bà luôn cho rằng, bà chẳng làm gì sai cả. Con mình còn trẻ, nó không
thể lường trước được khó khăn chồng chất phía trước. Bà phải có trách
nhiệm, chọn cho nó một con đường hạnh phúc nhất.
Họ kiên nhẫn khuyên giải, lôi đạo lý và tình cảm để cảm hóa cậu,
phân tích áp lực xã hội, định kiến của người đời, sự khác biệt của hai đứa…
Tất cả lý do, cảm tính hay lý tính, đều được bày ra, phân tích tỉ mỉ thấu đáo.
Bạch Ký Minh vẫn không nói gì, cúi đầu, hý hoáy nghịch di động trên
tay. Nhưng bố mẹ biết cậu vẫn đang nghe. Họ thầm thở phào, khẽ vỗ lên bờ
vai mảnh khảnh của con mình.
Cậu chậm chạp đứng dậy, ngẩng đầu, nhìn thẳng vào mắt bố mẹ. Biểu
cảm trên khuôn mặt Bạch Ký Minh không hề lạnh lùng, cũng không quyết
liệt, chỉ thản nhiên như không.
Cậu nói: “Bố, mẹ. Con chỉ muốn được ở bên cạnh Liêu Duy Tín”.
Nói xong quay lưng, từ tốn bước vào phòng ngủ.
Hết hai chín là đến ba mươi. Theo thông lệ mỗi năm, gia đình cậu sẽ
về nhà bà nội ăn Tết. Nhà bà ở ngay trong thành phố, cách nhà Bạch Ký
Minh khoảng tám trạm xe buýt.
Mỗi năm khoảng thời gian này luôn làm Bạch Ký Minh cảm thấy vô
cùng mệt mỏi. Cậu bẩm sinh đã ghét tất cả những chỗ ồn ào, không hiểu
nổi vì sao người Trung Quốc lại nhất định phải tụ tập ăn uống, cười đùa ầm
ĩ suốt đêm giao thừa như thế.
Năm nay lại càng náo nhiệt hơn. Liêu Duy Tín về nhà bà ngoại dưới
quê đón Tết, không có thời gian nghe điện thoại, mới nói vài câu đã cúp
máy. Bạch Ký Minh ngồi trên ghế trong góc nhà, ngẩn ngơ thẫn thờ. Khung