kem) để dưới kho. Cũng như những gia đình người bản xứ khác, người
Việt tích rau cho mùa Đông hay những thức ăn ngon bỗng giảm giá
nhiều như tôm hùm, cá hồi hay hào... Tuy nhiên, một phần lớn
của tủ đá là dành cho món ăn Việt Nam.
Người Việt ở Tiệp, Ba Lan, Đức hay Pháp được coi là những người
may mắn. Cộng đồng người Việt đông đảo nên chợ Việt khang
trang trong thành phố và món nào cũng đủ cả. Món thì bà con mua
từ Việt Nam qua, món thì thậm chí bà con người Việt trong cộng
đồng tự làm rồi bán như đậu phụ, giá đỗ, dưa muối. Có gia đình
cũng bắt đầu tập làm bún chua vì bún bán sẵn bên này là bún khô,
luộc lên cũng mềm nhưng không có vị chua. Quận 13 Paris ở Pháp,
Trung tâm thương mại Sapa (Libuš) ở Prague, Tiệp hay chợ Đồng
Xuân Berlin, Đức là một trong những trung tâm đồ Việt lớn nhất ở
châu Âu.
Nhắc lại, đó là những cộng đồng người Việt may mắn. Còn
những người Việt ở Bắc hay Nam Âu thiệt thòi hơn do cộng đồng
không đông hoặc không tập trung nên không có chợ Việt. Họ thường
mua đồ ăn Việt trong siêu thị mini của người Việt nằm rải rác ở thủ
đô. Tiệm Thái, tiệm của người Hoa cũng có những món đồ "hao hao"
đồ Việt nhưng không chuẩn lắm. Mỗi lần đi mua đồ ăn Việt cũng
không dễ dàng do phải chạy xe lên thủ đô, vào trung tâm hay thi
thoảng mới có món đồ ưng ý. Thế nên "văn hóa tủ đá" cũng phát
triển.
"Từ Việt Nam xách sang đó," cô bạn Việt Kiều của tôi tự hào khoe
một cây giò lụa lớn gói đúng kiểu Việt Nam (vì bên này, giò lụa mua
trong tiệm Thái hay tiệm Hoa thường nhỏ xinh như bắp tay, là loại
làm công nghiệp để xuất khẩu). Bóc lớp nylon, giấy báo rồi lá
dong, cô bỏ cây giò vào nồi hấp để chuẩn bị cho bữa ăn ngày Tết.