ÁNH ĐÈN GIỮA HAI ĐẠI DƯƠNG - Trang 77

Chương 7

“Mình thấy không? Vì ở cao đến vậy nên ánh đèn bao quát cả đường

cong quả đất, vươn khỏi đường chân trời. Đúng ra không phải chùm sáng
vươn xa mà là quầng sáng, là bóng tỏa của ngọn đèn.” Tom đứng sau lưng
Isabel trên vọng đài, choàng tay ôm lấy cô, cằm tựa xuống vai cô. Mặt trời
tháng Giêng rải những vệt vàng trên mái tóc sẫm màu của Isabel. Năm
1922, ngày thứ hai kể từ khi họ trở lại Janus. Sau mấy ngày nghỉ trăng mật
ở Perth, cả hai quay về đảo ngay.

“Cứ như đang nhìn vào tương lai vậy,” Isabel nói. “Mình có thể nhìn

thấy tàu đang gặp nạn trước khi người trên tàu nhận ra.”

“Hải đăng càng cao, bậc của thấu kính càng lớn thì tầm quét sáng càng

xa. Hải đăng này thuộc loại quét sáng xa nhất rồi.”

“Em chưa bao giờ đứng cao như vậy! Cứ như đang bay!” Cô nói rồi

buông người đi vòng quanh tháp đèn một lần nữa. “Mình gọi ánh đèn chớp
là gì... có từ gì đó...”

“Đặc tính chớp. Mỗi hải đăng có một đặc tính chớp riêng. Ngọn này

chớp nhóm bốn nhịp, chu kỳ hai mươi giây. Vậy nên mỗi con tàu đi qua khi
nhìn thấy ánh đèn lóe trong năm giây thì biết rằng đây là Janus, không phải
Leeuwin hay Breaksea hay ngọn đèn nào khác.”

“Làm sao họ biết được?”

“Tàu thuyền thường có danh sách các hải đăng trên hải trình. Với dân lái

tàu thời giờ là tiền bạc. Ai cũng muốn đi tắt qua Mũi – muốn tàu mình đến
nơi đầu tiên để dỡ hàng rồi bốc hàng mới. Rút ngắn ngày đi biển còn tiết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.