Nhưng khi biết nó mắc bệnh, ông ta bắt đầu chăm nom nó, ông mời bác sĩ,
muốn chạy chữa cho nó, nhưng hoá ra bệnh nó không thể chữa được. Trung
bình nó lên cơn mỗi tháng một lần, kỳ hạn không nhất định. Cơn cũng
mạnh yếu khác nhau: có những cơn nhẹ, có những cơn rất nặng. Fedor
Pavlovich nghiêm cấm Grigori đánh đập thằng bé và cho nó lui tới nhà trên
với mình. Tạm thời ông ta cũng cấm không được bắt nó học hành gì cả
những có lần hồi nó đã mười lăm, Fedor Pavlovich thấy nó vơ vẩn cạnh tủ
sách và đọc tên sách qua ô kính. Fedor Pavlovich có khá nhiều sách,
khoảng hơn một trăm cuốn, nhưng chưa ai thấy ông ta đọc sách bao giờ.
Ông ta lập tức trao chìa khoá tủ cho Xmerdiakov: "Thế thì đọc đi, mày làm
thủ thư cho tao còn hơn là đi tha thẩn ngoài sân, ngồi mà đọc sách đi. Đọc
cuốn này này" - và Fedor Pavlovich lấy cho nó cuốn "Nhưng buổi chiều ở
một ấp gần Dikanki"(3).
Thằng bé đọc hết, nhưng không thích, không lần nào mỉm cười trái lại đọc
xong nó cau có.
- Sao? Không buồn cười à? - Fedor Pavlovich hỏi. Xmerdiakov im lặng.
- Trả lời đi, thằng ngốc.
- Toàn những chuyện bịa đặt. - Nó cười khẩy, nói lí nhí.
- Cút xéo đi, cái thứ tôi đòi có khác. Khoan đã, đây là cuốn "Lịch sử thế
giới" của Xmaragdov, viết toàn sự thật thôi, đọc đi.
Nhưng Xmerdiakov không đọc được nổi mười trang của Xmaragdov, vì
cảm thấy chán quá. Thế là tủ sách lại khoá kín. Ít lâu sau Marfa và Grigori
kể với Fedor Pavlovich rằng thằng này bỗng dưng trở nên rất lạ, tự dưng có
tính hay kinh tởm: ngồi trước đĩa súp, nó cảm thìa khuấy tìm mãi, cúi
xuống nhìn kỹ, múc một thìa giơ ra ánh sáng.
- Có con gián ư? - Có lần Grigori hỏi.
- Hay con ruồi - Marfa nói.
Gã trai ưa sạch sẽ không lần nào trả lời, nhưng với bánh mì, và mọi món ăn
khác cũng đều như thế : nó dùng đĩa giơ miếng ăn ra chỗ sáng, xem xét kỹ
như soi kính hiển vi, cân nhắc chán rồi mới đưa vào mồm. "Gớm chưa, rõ
ra tuồng cậu ấm con nhà"