hai là sự kìm chậm hành động, chuyển sang đề tài hệ tư tưởng. Phần thứ ba,
tội phạm xảy ra, Dmitri bị kết án, ở đây Dostoievsky phỉ nhổ cái toà án giả
dối, tàn bạo thời đó. Phần thứ ba giải quyết vấn đề: ai giết? Mỗi chương
đều có chức năng, vai trò rõ rệt.
Nhà nghiên cứu Xô viết có uy tín M. M. Bakhotin đã chỉ rõ tính đa thanh
(nhiều giọng nói) là đặc điểm quan trọng nhất ở các tiểu thuyết của
Dostoievsky. Trong tính đa thanh, điều trước hết là lập trường nghệ thuật
mới của tác giả đối với nhân vật: nhân vật có tính tự chủ, có tự do bên
trong, về nguyên tắc không chịu sự xác định trước theo cách định giá dứt
khoát của tác giả. Tiếng nói của tác giả về nhân vật được tổ chức như tiếng
nói của người đang có mặt, nghe tác giả nói và có thể trả lời tác giả. Tiếng
nói của nhân vật (quan điểm của nhân vật về thế giới) có giá trị ngang tiếng
nói của tác giả, cùng cất lên với tiếng nói của tác giả và tiếng nói đay đủ giá
trị của các nhân vật khác. Như vậy, trong tác phẩm của Dostoievsky, nhiều
nhân vật cùng thuật chuyện về một sự biến, tạo nên những cách hiểu khác
nhau về sự biến đó. Chẳng hạn, diễn văn của biện lý và luật sư trong phiên
toà xử Mitia. Tính đa thanh còn có trong tâm hồn mỗi nhân vật, nhân vật có
thể có nhiều quan niệm, ý kiến, dao động, nói một đằng nghĩ một nẻo.
Cũng do tính đa thanh, đối thoại chiếm một vị trí phi thường trong tác
phẩm Dostoievsky. Các nhân vật của ông tranh cãi với nhau, nêu lên những
vấn đề quan trọng nhất về thế giới quan, về bổn phận đạo đức, về ương
quan giữa người với người. Ivan Karamazov, trên lập trường không chấp
nhận thế giới hiện có, đã say sưa đưa ra luận chứng đanh thép đến nỗi các
nhân vật của phái "quy thuận" không sao bác bỏ được. Thế nhưng ý tưởng