ANH EM NHÀ CARAMAZOV - Trang 23

văn dành cả một chương cho hình tượng Kolia Kraxotkin. Tính cách của
nhân vật này tập trung tất cả những suy nghĩ nhiều năm của Dostoievsky về
trẻ em. Chú bé "hư vô chủ nghĩa" này thực ra rất tuyệt diệu: thông minh tự
hào, công bằng, chân tình, dũng cảm, nhưng luôn nghi ngờ bản thân, muốn
vượt trội hơn tất cả các bạn, ý muốn có ra mình có học và độc lập khiến chú
phủ định tất cả những gì mà chú không biết (lên án việc dịch Voltaire mặc
dù chú không biết Voltaire, chỉ trích Belinsky tuy chú chưa hề đọc
Belinsky). Khuynh hướng chủ yếu của Kraxotkin vẫn là hướng tới tình bạn
và lòng chân thành. Loại trẻ em như thế hiện có không ít trong các trường
học của chúng ta thời nay.


Tôn sùng sự trong trắng của tuổi thơ mà mỗi người nhất định phải gìn giữ
trong tâm hồn, bất kể khi lớn lên anh trở thành người thế nào, đấy là điều
tâm niệm của Dostoievsky. Đoạn kết của tác phẩm vang lên tiếng nói trẻ
thơ, điều đó lộ niềm tin tươi sáng của nhà văn vào tương lai nhân loại.


"Anh em nhà Karamazov" là một tác phẩm hiện thực theo nghĩa cao cả
nhất có sức tố cáo hết sức lớn, đồng thời là tác phẩm rất lôi cuốn, khiến
người đọc hồi hộp với sự phát triển căng thẳng của cốt truyện hình sự được
bố trí rất mực khéo léo, nhưng bao trùm tất cả, nó là cuốn tiểu thuyết "triết
lý" tuyến "triết lý" chiếm địa vị thống trị. Những vấn đề tư tưởng trọng đại,
sự xung đột giữa các luồng tư tưởng đó thể hiện dưới hình thức những nghị
luận của các nhân vật về các đề tài triết học, bản thân các nhân vật bị ám
ảnh bởi những tư tưởng nhất định, các nhân vật gắn liền với tư tưởng của
mình đến mức tư tưởng trở thành "bản ảnh thứ hai" của nhân vật. Thế
nhưng đọc "Anh em nhà Karamazov" ta vẫn thấy Dostoievsky trong tác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.