Chú: (1) SƠN HẢI KINH – Bách Khoa Toàn Thư thời cổ Trung Quốc.
Sơn Hải Kinh là cổ tịch thời Tiên Tần của Trung Quốc, trong đó chủ yếu
mô tả các thần thoại, địa lý, động vật, thực vật, khoáng vật, vu thuật, tông
giáo, cổ sử, y dược, tập tục, dân tộc thời kỳ cổ đại. Sơn Hải Kinh nguyên
bổn có hình vẽ mô tả hẳn hoi, gọi là “Sơn Hải Đồ Kinh”, nhưng bản này
đến đời Ngụy Tấn thì thất truyền. Có học giả cho rằng, Sơn Hải Kinh không
chỉ đơn thuần là quyển sách ghi lại truyện thần thoại, mà là thứ sách địa lý
thời cổ đại, bao quát nhiều loài chim thú khắp núi sông vùng Hoa Hạ lẫn
các lãnh thổ hải ngoại. Tác giả và thời gian hoàn thành Sơn Hải Kinh chưa
được xác định, trước thì cho rằng do Bá Ích và Đại Vũ làm, nhưng hiện giờ
các học giả Trung Quốc cho rằng thời gian để hoàn thành sách này trải qua
nhiều kỳ, làm bỡi nhiều tác giả khác nhau, niên đại vào khoảng từ thời
Chiến Quốc kéo dài cho đến đầu thời Hán. Sách có thể là do nhiều người ở
nước Sở, Sơn Đông, Ba Thục cùng người từ nhiều địa phương khác, đến
thời Hán thì được tập hợp lại để làm sách dạy học.
Sơn Hải Kinh chuyển tải nhiều thần thoại cố sự mang màu sắc thần bí với
hàng loạt quái thú kỳ dị. Trong sách có rất nhiều chuyện được viết từ lời
truyền khẩu, tập hợp thành nhiều bản khác nhau. Bản sách được cho là sớm
nhất được hai cha con Lưu Hướng, Lưu Hâm soạn thành. Thời Tấn có
Quách Phác chú thích và khảo chứng Sơn Hải Kinh. Thời Minh có Vương
Sùng Khánh làm “Sơn Hải Kinh thích nghĩa”, Dương Thận làm “Sơn Hải
Kinh bổ chú”, Ngô Nhâm Thần làm “Sơn Hải Kinh nghiễm chú”. Thời
Thanh, Ngô Thừa Chí soạn “Sơn Hải Kinh địa lý kim thích”, Tất Nguyên
làm “Sơn Hải Kinh Tân Giáo Chánh”, Hác Ý soạn “Sơn Hải Kinh tiên sơ”.
Thời Dân quốc có lưu hành bản “Sơn Hải Kinh giáo chú” của Viên Kha rất
đáng quan tâm.
Toàn bộ Sơn Hải Kinh có 18 quyển, trong đó Sơn Kinh có 5 quyển, Hải
Kinh có 8 quyển, “Đại hoang kinh” có 4 quyển, “Hải nội kinh” một quyển,
cộng lại khoảng 31.000 chữ. Nó mô tả trọn 100 quốc gia (nhỏ, bên trong