Trung Quốc thời xưa), 550 núi, 300 thủy đạo, cùng các phong cảnh địa lý,
phong thổ, sản vật của các nước. Trong Sơn Kinh còn có một bộ phận mô tả
về vu sư, phương sĩ, và từ quan – những lớp người chuyên cầu đảo phong
thuật rất thịnh hài thời xưa. Kinh được miêu tả theo lối truyền kỳ, nhưng có
có chút ít giá trị khoa học, rất đáng tham khảo cho người nghiên cứu về sử
học, văn học, và ... dịch thuật. Trong Sơn Kinh có bảo tồn nhiều nghi thức
tế lễ thần thánh, có thể làm bản đối chiếu và nghiên cứu “Chu lễ” thời xưa,
ví dụ như các bản mối được phát hiện thêm như “Bao sơn sở giản”, “Vọng
sơn sở giản”, “Tân Thái sở giản”. Truyền thuyết về Nữ Oa thời cổ đại cũng
là từ Sơn Hải Kinh mà ra. Các kiệt tác trứ danh khác bao gồm: “Khoa phụ
đuổi theo mặt trời”, “Nữ oa vá trời”, “Hậu nghệ bắn rụng chính mặt trời”,
“Hoàng đế đại chiến Xi Vưu”, “Thần Cộng Công giận quá đập đầu vào Chu
sơn dẫn đến cơn Đại hồng Thủy”, “Cổn (Cha của vua Hạ Vũ/Đại Vũ) trộm
Tức nhưỡng trị thủy thành công”, “Thiên đế lấy lại Tức nhưỡng, giết Cổn,
cho đến khi vua Đại Vũ trị thủy thành công.
Ngoài ra, Sơn Hải Kinh còn ghi lại những sự kiện kỳ quái mà hầu hết cho
đến nay vẫn còn đang được tranh luận. Sách này án theo đất đai ghi lại sự
kiện, chứ không ghi theo thời gian. Trong đó, hầu hết sự vật đều phát sinh
từ hướng nam, sau đó mới dần lên hướng Tây, hướng Bắc, rồi tới trung bộ
(Cửu Châu) của đại lục. Cửu Châu được vây quanh bởi Đông Hải, Tây Hải,
Nam Hải, Bắc Hải. Việc thuận theo hướng Nam – Tây – Bắc – Đông này rất
khác với thuận hướng Đông Nam Tây Bắc sau này, so với các thư tịch ghi
lại chuyện các đại đế thời cổ thường ngồi xoay mặt về hướng nam, rồi quan
niệm “thiên nam địa bắc” ... nhất định có liên quan. Từ thời cổ đại, Trung
Quốc cứ nhất mực lấy Sơn Hải Kinh làm sách tham khảo cho các đại sử gia,
ngay cả như Tư Mã Thiên cũng nhận định trong Sử Ký của mình: “Chí Vũ
Bổn kỷ, Sơn Hải Kinh sở hữu quái vật, dư bất cảm ngôn chi dã” .
*Sơn Hải Kinh có 18 quyển, tạm thời phân ra 5 quyển phần Sơn kinh và 13
quyển Hải kinh: