Ngũ Định Viễn thở dài một tiếng, lúc này mới chậm rãi rời khỏi. Trác Lăng
Chiêu nhìn bóng dáng hai người dần xa, trên mặt nở nụ cười lạnh.
-----
Chú:
(1) Câu thành ngữ này là chỉ việc đánh vào hậu phương của kẻ địch, buộc
chúng phải rút quân về. Cũng có ý mượn một sự việc để giải cứu một sự
việc khác. Nó có xuất xứ từ "Sử ký-Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện".
Thời Chiến Quốc, Vua Ngụy phong Bàng Quyên làm đại tướng, Bàng
Quyên là người cậy mạnh hiếp yếu, vẫn thường thường đem quân xâm lấn
các nước xung quanh. Khi quân Ngụy tấn công và bao vây chặt thủ đô Hàm
Đan của nước Triệu, vua Triệu tự biết lực lượng của mình quá yếu, không
thể nào chống đỡ nổi, mới cắt nhượng đất Trung Sơn dâng cho nước Tề,
nhằm mong nước Tề cử binh đến giải cứu. Vua nước Tề được lợi bèn cử
Điền Kỵ làm đại tướng, Tôn Tẫn làm quân sư dẫn quân sang cứu nước
Triệu.
Tôn Tẫn hiến kế rằng: "Chúng ta cứ phao tin là tiến đánh Tương Lăng, rồi
ngầm đem quân mai phục ở giữa đường, quân Ngụy được tin tất sẽ rút quân
bao vây ở Hàm Đan về cứu Tương Lăng, chúng ta đón đường chặn đánh thì
tất thắng to ".
Điền Kỵ nghe theo kế này. Quả nhiên, Bàng Quyên được tin nước Tề đánh
vào Tương Lăng, bèn rút quân về giải cứu, nhưng khi về đến giữa đường thì
bị quân Tề phục kính đánh cho tan tác. Bàng Quyên chạy thoát, rồi ngay
đêm đó rút quân về Đại Lương.
codon.trai