ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 167

không còn là mối bận tâm duy nhất của ông ta nữa. Bây giờ, trước hết ông ta muốn hạm đội giữ

được đội hình và sự cố kết càng lâu càng tốt, mục đích là giữ khả năng di chuyển có phối hợp

giữa các hải đội trong quá trình tác chiến. Hãy xem ông Ruyter trong giai đoạn cuối cùng của

Trận chiến Bốn ngày, phải cố gắng lắm ông mới giữ được vị trí đầu gió so với hạm đội Anh,

nhưng ông đã không lưỡng lự hi sinh lợi thế này nhằm liên kết hai phần của hạm đội – bị kẻ thù

chia tách với nhau. Nếu trong trận chiến diễn ra sau đó ở North Pordand các hải đội Hà Lan đậu

xa nhau, nếu hậu quân liên tục tách xa trung quân, thì Ruyter đã phàn nàn rằng sai lầm này là lí

do chính dẫn đến thất bại của ông ta. Ông ta nói đến sai lầm này trong báo cáo chính thức và

thậm chí còn lên án Tromp (kẻ thù của cá nhân ông ta) là phản bội và hèn nhát – một sự kết án

thiếu căn cứ, nhưng cũng cho thấy từ đó trở đi người ta đã gán cho việc giữ vững đội hình trong

suốt trận đánh vai trò quan trọng như thế nào

*

.”

Nếu chỉ nói về mục đích và xu hướng chung thì bình luận về trận đánh

như thế là đúng, nhưng nói về kết quả thì đánh giá như thế là chưa đầy đủ.

Hạm đội Anh, dù đã bị thiệt hại nặng nề trong Trận chiến Bốn ngày, đã

lại có mặt trên biển trong vòng hai tháng sau đó. Đó là điều làm người Hà
Lan rất ngạc nhiên, và ngày 4 tháng 8 năm đó xảy ra trận đánh ở gần North
Toreland. Hạm đội Hà Lan hoàn toàn thất bại và phải rút về bờ biển của
mình. Quân Anh đuổi theo và tiến vào được một hải cảng Hà Lan, họ phá
huỷ hoàn toàn một hạm đội tàu buôn lớn cùng với một thành phố có ý nghĩa
quan trọng. Cuối năm 1666, cả hai bên đều mệt mỏi vì chiến tranh, vì nó đã
gây ra nhiều thiệt hại cho ngành thương mại, làm cho hải quân hai nước đều
yếu đi và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng trên biển đang lên của Pháp.
Những cuộc đàm phán hoà bình được khởi động, nhưng Charles II – vốn
ghét Các tỉnh hợp nhất – tin rằng đòi hỏi đang gia tăng về lãnh thổ đối với
vùng Netherland thuộc Tây Ban Nha của Louis XIV sẽ phá vỡ liên minh
giữa Pháp và Hà Lan. Ngoài ra, do tin rằng Hà Lan đã thất bại thảm hại
trong cuộc hải chiến vừa rồi, nên ngài đã đưa ra những đòi hỏi rất cao và rất
cứng rắn. Nhưng đáng lẽ, nếu muốn biện hộ và giữ cách hành xử như thế,
ngài phải quan tâm đến lực lượng hải quân, nhờ những chiến công của nó
mà uy tín của lực lượng này lúc đó rất cao. Song tình cảnh nghèo khó – kết
quả của sự hoang phí và chính sách đối nội của ngài – đã buộc ngài phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.