chính của một quốc gia; mà phải có lực lượng giữ thế thượng phong đủ sức
quét sạch quân thù ra khỏi mặt biển hoặc chỉ cho chúng xuất hiện ở đó như
những kẻ chạy trốn. Sau khi làm chủ được mặt biển thì đóng cửa những
tuyến đường giao thương lớn, đến và đi khỏi bờ biển của kẻ thù, thì mới có
thể làm cho họ kiệt quệ về mặt tài chính, chỉ có những hạm đội lớn mới có
thể giành thế thượng phong như thế – nhưng ngay cả lực lượng như thế (đấy
là nói trên hải phận quốc tế) cũng không còn hiệu quả như thời mà cờ của
nước trung lập không có quyền miễn trừ như hiện nay. Dường như trong
trường hợp xảy ra chiến tranh giữa các cường quốc biển, nước có lực lượng
biển mạnh và muốn phá hoại ngành thương mại của kẻ thù sẽ giải thích
thuật ngữ “phong toả hữu hiệu” theo cách phù hợp nhất với quyền lợi của họ
lúc đó; và sẽ quả quyết rằng tốc độ và cách bố trí tàu của họ sẽ phong toả
một cách hiệu quả với ít tàu hơn, khoảng cách xa hơn so với những cuộc
chiến tranh trước đây. Giải quyết vấn đề đó không phụ thuộc vào bên yếu
hơn mà phụ thuộc vào các nước trung lập, sẽ động chạm đến quyền lợi của
các bên tham chiến và các nước trung lập, nếu bên tham chiến có lực lượng
hải quân giữ quyền bá chủ trên biển thì nó bảo vệ được đòi hỏi của mình; hệt
như nước Anh thời còn làm bá chủ trên biển, trong một thời gian dài nước
này đã không chịu chấp nhận quyền bất khả xâm phạm của hàng hoá được
chuyên chở bằng tàu mang cờ nước trung lập.