không muốn có đường biên giới chung với nước này. Nhân dân Anh ủng hộ
Hà Lan, dù đó không phải là chính sách của nhà vua. Họ nhận thấy mối
nguy cho toàn châu Âu ẩn chứa trong sức mạnh đang ngày càng gia tăng của
Louis, và đối với họ, đặc biệt là sau khi thiết lập được bá quyền ở lục địa,
ông ta sẽ rảnh tay trong việc phát triển lực lượng trên biển. “Người Hà Lan
hiểu rằng, nếu Flanders rơi vào tay Louis XIV, nước họ sẽ trở thành một tỉnh
ven biển của Pháp”, đại sứ Anh, ông Temple, đã viết như thế. Không những
thế, ông còn ủng hộ chính sách bài Pháp vì cho rằng Pháp chiếm
Netherlands là mối đe doạ cho toàn châu Âu, ông không bao giờ ngừng nói
với chính phủ của mình rằng, nếu Pháp chiếm được các tỉnh ven biển thì
Anh sẽ nguy to, và chỉ rõ rằng cần phải thoả hiệp ngay với Hà Lan. “Đó sẽ
là vụ trả thù thích đáng nhất đối với trò lừa bịp mà Pháp đã làm để lôi kéo
chúng ta vào cuộc chiến tranh vừa rồi với Các tỉnh hợp nhất”, ông viết,
những tính toán như thế đã đưa hai nước vào Liên minh Ba bên cùng với
Thuỵ Điển như đã nói ở trên. Liên minh này đã ngăn chặn được bước tiến
của Louis trong một thời gian. Nhưng cuộc chiến giữa hai cường quốc trên
biển vừa mới kết thúc chưa lâu, Anh còn cay đắng vì nỗi nhục trên sông
Thames và sự thù địch vẫn còn tồn tại, nó đã ăn sâu vào cốt lõi của nhiều
vấn đề, bởi thế mà liên minh khó có thể duy trì được, chính sức mạnh đầy
nguy hiểm của Louis và sự kiên trì theo đuổi chính sách đe doạ cả hai nước
của ông ta đã tạo ra mối liên kết giữa hai kẻ thù tự nhiên này. Nhưng liên
minh chỉ ra đời sau một cuộc chiến đẫm máu nữa.
Louis rất tức giận Liên minh Ba bên, nhưng ông ta ghét nhất là Hà Lan.
Do những đòi hỏi của Hà Lan về vị trí của mình mà ông coi nước này là kẻ
thù ngoan cố nhất. Nhưng có thời gian dường như ông đã chịu nhượng bộ,
thậm chí còn tự nguyện nữa, vì có vẻ sự cáo chung của vương triều Tây Ban
Nha đã cận kề, và khi ngai vàng đó bỏ trống, tham vọng của ông sẽ không
chỉ còn là chiếm thêm những vùng lãnh thổ nằm ở phía đông nước Pháp
nữa. Nhưng mặc dù vờ nhượng bộ, ông đã quyết định đập tan nước Cộng
hoà từ lúc đó. Đó là chính sách trái ngược hẳn với chính sách do Richelieu
để lại và cũng đi ngược lại quyền lợi chân chính của Pháp. Quyền lợi của
Anh, ít nhất là trong giai đoạn đó, là Các tỉnh hợp nhất không bị Pháp đè