ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 18

quân mang tên K.E, Voroshilov, hợp nhất vào năm 1960, đã bị đóng cửa. Tất
cả các nhà sử học hải quân đều trở thành sĩ quan dự bị. Nhưng ngay trong
năm đó, sau khi giáo sư-chuẩn đô đốc E.E. Shvede gửi thư cho tổng tư lệnh
hải quân, đô đốc S.G, Gorshov, thì khoa này đã được mở lại, với tên gọi mới
là khoa Lịch sử nghệ thuật hải chiến và địa lí hải quân. Thời gian giảng dạy
môn nghệ thuật hải chiến ở khoa chỉ huy là 250 giờ (sau này giảm dần còn
180, 150, 120, 90, 68 rồi 82 giờ). Từ năm 1962, lịch sử hải chiến được giảng
cả cho các khoa chuyên về kĩ thuật của học viện, nhưng không phải như một
môn riêng mà trong khuôn khổ môn nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật của
hải quân (chỉ từ năm 1992 trở đi lịch sử nghệ thuật hải chiến mới trở thành
môn riêng). Từ giữa những năm 1950, ở học viện người ta chỉ nghiên cứu
kinh nghiệm Thế chiến II và chiến tranh Vệ quốc mà thôi. Có một hiện
tượng trái khoáy: mấy thế hệ sĩ quan hải quân, tức là những người tốt nghiệp
đại học, nhưng không hề có khái niệm về sự tồn tại của những công trình
khoa học của các lí thuyết gia vĩ đại như P. Gost, J. Clerk, I.G. Kinsbergen,
P.Ia. Gamaley, K. Clausewitz, A. Mahan, Ph. Colomb, H. Moltke, G.A.
Leer, N.P. Mikhnecich, S.O. Makarov, A.A. Svetrin, N.L. Klado, M.A.
Petrov, B.B. Djerve và những người khác nữa. Đây là khiếm khuyết nghiêm
trọng trong nền giáo dục đại học quân sự. Napoleon I từng nói: “Đọc, đọc đi
đọc lại những chiến dịch của Alexander, của Hannibal, của Ceasar, của
Gustav Adolf, của Friedrich và học hỏi họ. Chỉ có làm như thế thì mới trở
thành tướng lĩnh và nắm vững nghệ thuật quân sự”.

Bây giờ, xin được trình bày quan điểm của mình về cơ sở lí luận của

môn lịch sử hải chiến và việc giảng dạy môn này trong Học viện Hải quân.
Trước hết, xin giải thích thuật ngữ “Lịch sử nghệ thuật hải chiến” nhằm xác
định đối tượng nghiên cứu, đề tài nghiên cứu cũng như mục tiêu và nhiệm
vụ của bộ môn này, tức là trả lời câu hỏi thuật ngữ này có nghĩa là gì, và có
thể coi nó là một trong những hướng trong khoa học hải quân hay không.
Theo tôi, trong môn nghiên cứu lịch sử nghệ thuật hải chiến nhất định phải
có phần phân tích tài liệu lịch sử nhằm tìm ra nguyên nhân của chiến thắng
và thất bại, và trên cơ sở những bài học kinh nghiệm chiến đấu, rút ra những
nguyên tắc của nghệ thuật hải chiến, tức là những nguyên tắc góp phần làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.