nên chiến thắng trong tương lai. Tài liệu dưới dạng những bài học (nguyên
tắc) và kết luận sẽ là khuôn mẫu của nghệ thuật tìm kiếm những con đường
đưa tới chiến thắng trong những điều kiện hoàn toàn khác nhau. Trong tài
liệu này, sẽ có những chỉ dẫn cho việc phát triển lí thuyết hiện đại về nghệ
thuật hải chiến như một khoa học. Như vậy là, trong quá trình nghiên cứu
lịch sử, nghệ thuật hải chiến sẽ xuất hiện khả năng dự báo tính chất của
những cuộc chiến trên biển trong tương lai. Từ đó, có thể rút ra kết luận
rằng, tài liệu lịch sử chiến tranh đã được xử lí một cách khoa học chính là
lịch sử của nghệ thuật hải chiến.
Như K. Clausewitz từng viết, trong khi nghiên cứu chiến tranh hoặc các
chiến dịch, chính nghệ thuật mới là điều quan trọng cần phải khảo cứu,
nghĩa là “kĩ năng hành động trên thực tế của các thiên tài quân sự và những
người có tài năng xuất chúng, chứ không phải là kiến thức mà có thể họ
không có, cũng như không phải là học thuyết nào đó mà có thể họ không
nghiên cứu, vì nghệ thuật của họ, cảm hứng của họ và những biện pháp có
tính mẫu mực của họ không phải lúc nào cũng là kết quả của chỉ riêng kiến
thức, mà là biểu hiện có tính bản năng của tài năng và thiên tài của họ”.
Clausewitz nhấn mạnh rằng, trong nghệ thuật quân sự, cần phải tập trung
phân tích hoạt động thực tiễn, nghĩa là kinh nghiệm chiến đấu. Ổng gọi môn
khoa học đó là “Lịch sử nghệ thuật chiến tranh”. Nhưng, vì hoạt động thực
tiễn có mối liên hệ trực tiếp với mức độ phát triển của lực lượng và phương
tiện của hải quân và quan niệm về việc sử dụng chúng, cũng cần phải phân
tích chúng và thiết lập mối quan hệ nhân quả theo sơ đồ: những quan điểm
về việc sử dụng lực lượng và phương tiện của hải quân – phát triển trang
thiết bị, vũ khí của hải quân – sử dụng hải quân trong chiến đấu. Trong khi
phân tích các quan điểm chiến thuật-chiến dịch, cần phải khảo sát cả những
tác phẩm lí luận lẫn những tài liệu mang tính chỉ đạo, còn trang thiết bị và
vũ khí của hải quân trước hết phải được xem xét từ quan điểm chiến thuật-
chiến dịch. Trong khi nghiên cứu việc sử dụng hạm đội trong chiến tranh,
cần phải tìm cho ra những xu hướng trong phát triển nghệ thuật hải chiến và
xác định được nguyên nhân của thắng lợi cũng như thất bại, đặc biệt là mối
liên hệ nhân quả của chiến tranh trên biển. Việc đó sẽ tạo điều kiện cho ta