đi ngang qua đoàn chiến thuyền Hà Lan trong eo biển Manche và nổ súng
nếu họ không chịu hạ cờ. Tháng Giêng năm 1672, Anh đưa ra tối hậu thư
đòi Hà Lan phải công nhận chủ quyền của vua Anh trên biển Anh (British
seas) và buộc tàu chiến Hà Lan phải hạ cờ trước những con tàu chiến nhỏ
nhất của Anh, những đề nghị như thế đã được vua Pháp ủng hộ. Người Hà
Lan tiếp tục nhượng bộ, nhưng sau khi thấy rằng mọi thoả hiệp đều vô ích,
tháng Hai năm đó họ trang bị vũ khí cho 75 tàu chiến, chưa kể những tàu
nhỏ hơn. Ngày 23 tháng 3, tuy chưa tuyên bố chiến tranh, nhưng Anh đã tấn
công một đoàn thương thuyền Hà Lan. Mãi đến ngày 29 vua Anh mới tuyên
chiến. Ngày 6 tháng 4, đến lượt Louis XIV tuyên chiến, và ngày 28 cũng
trong tháng đó, ông lên đường để nắm quyền chỉ huy quân đội.
Đây là cuộc chiến tranh thứ ba, và là cuộc tranh giành trên biển cuối
cùng giữa Anh và Hà Lan, nhưng không phải thuần tuý là cuộc hải chiến
như trước đây, và cần phải nêu ra những nét chính của các chiến dịch trên
biển. Đó không chỉ nhằm tạo ấn tượng mà còn nhằm mô tả tình trạng tuyệt
vọng của nước cộng hoà và công cuộc giải phóng đất nước, được lực lượng
trên biển dưới quyền chỉ huy của một nhà hàng hải vĩ đại là De Ruyter tiến
hành.
Cuộc hải chiến này khác với những cuộc chiến tranh trước đó về nhiều
mặt. Nhưng điểm đặc biệt nhất là người Hà Lan – trừ một trường hợp, diễn
ra ngay từ đầu – đã không đưa hạm đội của mình ra nghênh địch, mà chọn
những khu vực bờ biển và những bãi cát ngầm đầy nguy hiểm của mình làm
căn cứ chiến dịch. Họ buộc phải chọn cách đánh đó vì sự chênh lệch quá lớn
về lực lượng, nhưng họ đã không chỉ sử dụng những bãi cát ngầm như một
phương tiện phòng thủ – đây là cuộc chiến có tính phòng thủ – tấn công. Khi
gió cho phép liên quân tấn công, Ruyter cho tàu nấp sau những hòn đảo
hoặc cùng lắm thì di chuyển trên những khu vực nước nông mà quân địch
không dám theo, nhưng khi gió cho phép ông ta tấn công theo cách của
mình, ông ta cho thuyền quay lại và tấn công ngay. Trong những hành động
của ông ta, chúng ta thấy có những dấu ấn rõ ràng về sự phối hợp mang tính
chiến thuật ở tầm cao hơn ta từng gặp trước đây. Mặc dù, có khả năng những