theo mà rút – có vẻ như rất an toàn – về vịnh Southwold, nằm ở bờ đông của
nước Anh, cách cửa sông Thames 90 dặm. Họ chia làm ba đơn vị và thả neo
ở đây: hai đơn vị của Anh ở vị trí trung quân và hậu quân giữ mặt bắc, còn
tiền quân là tàu chiến Pháp, giữ mặt nam. Ruyter bám theo họ và sáng sớm
ngày 7 tháng 6 năm 1672 tàu tuần tra của Pháp phát tín hiệu báo tin hạm đội
Hà Lan xuất hiện ở hướng bắc và hướng đông; đang tiến theo hướng gió
đông bắc về phía lực lượng liên quân, trong khi đó rất nhiều thuyền và người
của liên quân đã lên bờ lấy nước, chiến thuyền Hà Lan được bố trí thành hai
hàng, hàng đầu có 18 chiếc cùng với một số hoả thuyền (sơ đồ III, A). Hà
Lan có tổng cộng 91 chiến thuyền, trong khi liên quân có 101 một chiếc.
Gió hướng vào bờ, mà bờ ở đây lại chạy gần như theo hướng bắc-nam,
và như vậy liên quân rơi vào vị trí cực kì nguy hiểm. Trước tiên họ phải nhổ
neo, nhưng họ không thể lùi lại nhằm tranh thủ thời gian và không gian để
bố trí lại lực lượng. Phần lớn chiến thuyền phải cắt dây neo, chiến thuyền
Anh tiến theo hướng bắc tây bắc, gió thổi vào bên phải, chẳng bao lâu sau
họ đã phải đổi hướng. Trong khi đó, chiến thuyền Pháp lại tiến theo hướng
khác, để gió thổi vào bên trái mạn thuyền (sơ đồ III, B). Như vậy, cuộc chiến
bắt đầu bằng việc chia đôi lực lượng liên quân. Ruyter đưa một đơn vị tấn
công quân Pháp, hay nói đúng hơn là kiềm chế họ, vì hai bên chỉ dùng pháo
tầm xa bắn nhau, mặc dù chiến thuyền Hà Lan ở trên đầu gió nên họ có thể
tiến sát hơn, nếu muốn, vì Bankert, chỉ huy của họ, sau đó đã không bị chỉ
trích, nên có thể cho rằng ông ta đã làm theo lệnh trên. Sau đó một năm, ông
ta còn chỉ huy trận đánh ở Texel, ở đây ông ta đã hành động một cách dũng
cảm và đầy mưu lược. Trong khi đó, Ruyter công kích dữ dội hai đơn vị của
Anh với lực lượng vượt trội, vì các nhà sử học Anh khẳng định rằng tỉ lệ ở
đây là 3/2, nghiêng về phía Hà Lan
. Nếu điều này đúng thì đây chính là
bằng chứng chứng tỏ tài cầm quân vượt trội của Ruyter so với tất cả các sĩ
quan của thế kỉ này.