ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 216

Một chiến dịch phối hợp ngoại giao rộng lớn nhằm chống lại Pháp

cũng được thực hiện vào năm James II lên ngôi. Phong trào này được tiến
hành trên cả hai bình diện: tôn giáo và chính trị. Các nước theo đạo Tin
Lành rất bất bình trước những vụ đàn áp người Tin Lành đang ngày càng gia
tăng ở Pháp, sự tức giận của họ càng gia tăng khi chính sách của Hoàng đế
Anh ngày càng tỏ ra thân La Mã hơn. Các nước Tin Lành ở miền Bắc như
Hà Lan, Thuỵ Điển và Brandenburg, liên kết với nhau thành một liên minh.
Họ hi vọng sẽ được Hoàng đế Áo và Đức ủng hộ, họ còn dựa vào Tây Ban
Nha và những nước theo Thiên chúa giáo La Mã nhưng có sự e ngại và thù
địch với Pháp. Sau khi thắng Thổ, Hoàng đế Áo và Đức cảm thấy đã rảnh
tay để đối phó với Pháp. Ngày 9 tháng 7 năm 1686 một hiệp ước bí mật giữa
ngài và vua các nước Tây Ban Nha, Thuỵ Điển cùng nhiều hoàng tử Đức đã
được kí kết tại Augsburg. Mục đích ban đầu là liên minh phòng thủ chống
lại Pháp, nhưng cũng có thể dễ dàng biến thành liên minh tấn công. Hiệp
ước này được gọi là Liên minh Augsburg, vì vậy mà cuộc chiến tranh xảy ra
sau đó hai năm cũng được gọi là chiến tranh của Liên minh Augsburg.

Năm sau, tức là năm 1687, cuộc chiến chống Thổ và Hung của đế chế

còn thu được thắng lợi vang dội hơn nữa. Rõ ràng Pháp không còn có thể hi
vọng vào những vụ quấy rối trong khu vực đó được nữa. Trong khi đó, sự
bất mãn của người Anh và tham vọng của hoàng tử dòng họ Orange, ông
này hi vọng rằng ngai vàng Anh quốc không chỉ là sự gia tăng quyền lực cá
nhân mà còn hoàn thành ước muốn và niềm tin chính trị mạnh mẽ nhất; vĩnh
viễn đập tan sức mạnh của Louis XIV. Nhưng để đến Anh, ông cần phải có
tàu, tiền và người của Các tỉnh hợp nhất. Nhưng họ đã lưỡng lự vì biết rằng
điều đó sẽ dẫn đến chiến tranh với vua Pháp, vì ông này đã tuyên bố rằng
James II là đồng minh của mình. Nhưng chính đường lối của Louis XIV –
ông ta đã rút lại những nhượng bộ, đã được Hiệp ước Nimeguen công nhận
đối với hoạt động thương mại của Hà Lan vào đúng lúc này – cuối cùng đã
buộc người ta phải quyết định. Quyền lợi vật chất của Hà Lan bị thiệt hại
nghiêm trọng, đó chính là lí do khiến cho cán cân bị lệch. Một nhà sử học
Pháp nói: “Việc vi phạm Hiệp ước Nimeguen đã giáng một đòn mạnh vào
nền thương mại của Hà Lan, làm giảm hơn một phần tư khối lượng hàng hoá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.