ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 222

Tình hình chính trị ở Anh đã đến hồi quyết liệt. Những cuộc biểu tình

của người Jacobite (những người đòi khôi phục vương quyền cho James II –
ND) ngày càng trở nên công khai hơn, cuộc nổi loạn thành công ở Ireland đã
kéo dài được hơn một năm, William thì đi xa, để mình Hoàng hậu ở lại
London. Tình hình nguy ngập đến nỗi hội đồng quyết định đánh trả hạm đội
Pháp, mệnh lệnh tác chiến đã được giao cho viên đô đốc người Anh tên là
Herbert. Ông này lên đường thực hiện nhiệm vụ được giao, và hải đoàn của
ông gặp quân Pháp vào ngày 10 tháng 7. Lúc đó đang có gió đông bắc, quân
Pháp ở trên chiều gió, Herbert sắp xếp đội hình chiến đấu rồi lao vào tấn
công. Quân Pháp đã đợi sẵn, buồm bị thổi ép vào cột

*

, gió thổi vào mạn

phải, tàu đậu theo hướng đông-tây.

Trận chiến này có tên là Beachy Head. Số tàu tham chiến: phía Pháp là

70 chiếc, phía Anh-Hà Lan, theo số liệu của chính họ là 56, còn theo số liệu
của Pháp là 60. Bên phía liên quân, lực lượng Hà Lan ở vị trí tiền quân, lực
lượng Anh, do chính Herbert chỉ huy ở trung quân, còn hậu quân là lực
lượng hỗn hợp Anh và Hà Lan. Cuộc chiến chia làm mấy giai đoạn như sau:

1. Liên quân đang trên đầu gió cùng đồng loạt tiến lên. Như thường thấy, việc tiến quân theo

kiểu này thường được thực hiện rất kém và như vẫn thường xảy ra, tiền quân bị hứng đạn trước

trung quân và hậu quân và chịu thiệt hại nặng nề.

2. Đô đốc Herbert, tuy là tổng tư lệnh nhưng lại để cho trung quân cách xa quân địch và

không tấn công một cách quyết liệt. Tiền quân và hậu quân liên quân tham chiến ở cự li gần

(Sơ đồ VI, A). Paul Hoste

*

giải thích rằng liên quân làm như thế là vì vị đô đốc chỉ huy muốn

công kích chủ yếu vào hậu quân của Pháp. Để đạt mục đích đó, ông ta đã đưa trung quân đến

gần hậu quân Pháp và trên đầu gió ở khoảng cách vừa tầm đạn pháo nhằm ngăn không cho

quân Pháp chuyển hướng và dồn hậu quân Pháp vào giữa hai làn đạn. Về đại thể, có thể chấp

nhận được nếu đây đúng là mục đích và kế hoạch của ông ta, nhưng kế hoạch này lại sai về tiểu

tiết vì trung quân nằm cách quá xa tiền quân. Đáng lẽ ra ông ta phải tấn công – như Ruyter đã

làm trong trận Texel – một số tàu chiến ở hậu quân của địch mà ông ta cho là đủ sức và giao

cho tiền quân nhiệm vụ ngăn chặn nhưng không đánh nhau với tiền quân Pháp, có thể thừa

nhận rằng vì có ít binh lực, vị đô đốc chỉ huy không thể lập chiến tuyến dài và kín như đối thủ,

không được để cho đối thủ lấn lướt những chiến thuyền nằm ở điểm xa nhất, mà phải cố đạt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.