với khoa học hải quân, kinh nghiệm chiến đấu là thực tế. Những cuộc tập
trận hay những biện pháp mô hình hoá các trận đánh hiện đại nhất cũng
không thể nào thay thế được. Trong lịch sử đã có hàng trăm trường hợp, khi
mà những sự kiện thực tế liên quan tới giai đoạn đầu của trận đánh hoàn
toàn khác với những dự đoán mang tính lí thuyết được hình thành trước
chiến tranh. Tất nhiên, không được (và không thể) khởi chiến nhằm kiểm tra
tính đúng đắn của những khái niệm hay quan điểm về chiến thuật-chiến
dịch. Nhưng nếu chiến tranh xảy ra thì các lí thuyết gia phải nghiên cứu một
cách kĩ lưỡng kinh nghiệm chiến đấu và nhanh chóng đưa vào áp dụng.
Trong khi nói về những giai đoạn dài trong lịch sử hải chiến, trước hết
cần phải xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ của nó. Muốn rút ra được những
kết luận đúng đắn, cần khảo sát hình thức sử dụng hải quân trong một giai
đoạn lịch sử dài. Trên cơ sở một vài sự kiện rút ra từ sự phát triển của lịch sử
chung chung thì không thể đánh giá được hoạt động của hải quân, nhưng
trên cơ sở của nhiều ví dụ lịch sử, ta có thể khẳng định hay phủ nhận bất kì
kết luận nào. Trong thời gian gần đây, các công trình lí thuyết khoa học quân
sự thường được xây dựng theo nguyên tắc sau: tác giả tìm cách khẳng định
kết luận của mình bằng một vài ví dụ lịch sử riêng biệt. Tôi cho rằng cách
tiếp cận như thế là hoàn toàn phi khoa học; không xác lập được quy luật
chiến tranh trên biển, một số tài liệu lịch sử hiện hữu không được tính đến,
hậu quả là thiếu vắng sự phân tích kinh nghiệm chiến đấu và không có
những kết luận khách quan. Xin dẫn ra một ví dụ. Sau chiến dịch đổ bộ vào
Na Uy (1940) và vào Kerensk-Peodosia (1941-1942), các lí thuyết gia Liên
Xô kết luận rằng, những cuộc đổ bộ lớn, đặc biệt là những cuộc đổ bộ mang
tính chiến lược, chỉ có thể thực hiện được trong những hải cảng. Nhưng từ
kinh nghiệm Thế chiến II, phải rút ra kết luận khác hẳn: các đơn vị lớn
thường được đưa lên những vùng bờ biển không có trang bị và ở xa bến
cảng.
Cho đến năm 1917, những vấn đề của lịch sử hải quân và lịch sử nghệ
thuật hải chiến được xem xét theo giai đoạn cầm quyền của các ông vua, còn
thời trước Pyotr Đại đế được tính chung là một giai đoạn. Sau năm 1917,