ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 22

thuyết gia quân sự và nhà cầm quân về vai trò và vị trí của hải quân trong
các lực lượng vũ trang nói chung, về hình thức và phương pháp chiến đấu,
về cơ cấu tổ chức của các hạm đội và hệ thống cung ứng và huấn luyện cán
bộ chỉ huy, về xu hướng phát triển vũ khí và thiết bị hải quân, cùng với
nhiều vấn đề khác nữa trong cả lí luận lẫn thực tiễn quân sự. Trong lịch sử
đã từng xảy ra những trường hợp do không phân tích một cách kĩ lưỡng kinh
nghiệm chiến đấu mà các lí thuyết gia bị lâm vào tình trạng bế tắc. Khi thiết
lập chiến thuật cho tàu bọc thép chạy bằng hơi nước đã từng xảy ra những
việc như thế. Vì không có kinh nghiệm chiến đấu, các lí thuyết gia đã có
những định nghĩa khác nhau về biện pháp chiến đấu của hải quân: một số
người cho rằng, lao thẳng vào tàu đối phương là biện pháp chính, số khác lại
gán cho pháo binh hay mìn, hoặc mìn do tàu kéo vai trò chính; một số người
cho rằng trong chiến đấu tàu phải chạy nối đuôi nhau, số khác lại cho rằng
phải xếp thành hình cái nêm hay hàng ngang, v.v. Sau trận chiến đấu đầu
tiên trong lịch sử của những đoàn tàu bọc thép (trận chiến ở gần đảo Lissa
vào năm 1886), nhiều vấn đề liên quan tới nghệ thuật hải chiến vẫn chưa
được giải quyết. Do không có quan điểm rõ ràng về sự phát triển của hải
quân và biện pháp tác chiến nên những cuộc đụng độ trên biển trong nửa sau
thế kỉ XIX thường dẫn đến hoặc thái cực này hoặc thái cực kia. Chỉ mãi đến
giai đoạn chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) mọi sự mới thật rõ ràng. Ngay
những vụ đụng độ đầu tiên giữa tàu chiến Nga và tàu chiến Nhật đã cho
người ta đáp án cho nhiều câu hỏi về nghệ thuật hải chiến. Sau khi được
trang bị vũ khí hạt nhân, các lí thuyết gia cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Họ lại bị bế tắc và toàn bộ kinh nghiệm của quá khứ đã bị nghi ngờ. Những
vụ thử vũ khí hạt nhân ở Bikini Atoll và Đất Mới (Новая Земля), cũng như
kinh nghiệm của chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) đã ảnh hưởng đến
việc giải quyết nhiều vấn đề liên quan tới nghệ thuật hải chiến.

Nhiều lí thuyết gia quân sự và tướng lĩnh cho rằng, sau cuộc cách mạng

khoa học kĩ thuật diễn ra trong lĩnh vực quân sự, kinh nghiệm của những
cuộc chiến trong quá khứ đã không còn ý nghĩa như trước nữa. Tôi cho rằng
đó là sai lầm rõ ràng. Trong thời bình, không thể nào kiểm tra được tính
đúng đắn của nhiều luận điểm và kết luận khoa học; cần phải có thực tế. Đối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.