ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 24

người ta lấy mốc hình thái kinh tế-xã hội làm khuôn khổ nghiên cứu – nô lệ,
phong kiến, tư bản. Theo tôi, phân chia theo giai đoạn tồn tại của hạm đội là
đúng hơn cả, mà cụ thể là: giai đoạn thuyền chèo, giai đoạn thuyền buồm,
giai đoạn tàu bọc thép chạy bằng hơi nước, giai đoạn của những hạm đội đa
lực lượng. Trong đó, mỗi giai đoạn lại có thể chia thành mấy thời kì (ví dụ
giai đoạn gần đây được chia thành thời kì trước khi có vũ khí nguyên tử và
thời kì tàu vượt đại dương mang đầu đạn hạt nhân). Mỗi cuộc chiến tranh
cũng có thể chia thành một loạt giai đoạn hay chiến dịch (ví dụ, người ta
chia Thế chiến II, 1939-1945, thành 5 giai đoạn; chiến tranh Triều Tiên,
1950-1953, được chia thành 4 giai đoạn).

Sau năm 1945, hai vấn đề của lịch sử hải chiến được quan tâm, đấy là

phối hợp tác chiến của lục quân và hải quân trên những khu vực gần biển, và
hoạt động độc lập của hải quân trên biển. Đương nhiên có thể chấp nhận
cách tiếp cận như thế. Nhưng hầu như không thể phân biệt được hành động
phối hợp tác chiến với hành động độc lập. Những cuộc chiến tranh khu vực
cuối thế kỉ XX có đặc điểm là sử dụng những đoàn quân đủ mọi loại. Xu
hướng này không những sẽ tiếp tục mà còn trở thành xu hướng chính. Về
vấn đề này, tôi đề nghị nghiên cứu một cách kĩ lưỡng kinh nghiệm của hải
quân trong những cuộc chiến ở những khu vực nằm trên đất liền và chống
hạm đội đối phương.

Bây giờ, xin giải thích vì sao sĩ quan hải quân cần phải biết lịch sử của

nghệ thuật hải chiến. Thứ nhất, nó tạo điều kiện cho người ta nắm được
những quy luật phát triển của hải quân và định hướng được trong những vấn
đề nghệ thuật hải chiến hiện nay; thứ hai, nó mở rộng tầm nhìn và ảnh
hưởng tới quá trình phát triển tư duy chiến thuật-chiến dịch.

Lịch sử chiến tranh có số lượng tài liệu cực kì phong phú, có liên quan

tới nghệ thuật hải chiến. Trong lịch sử cũng có rất nhiều thông tin về hoạt
động của các tướng lĩnh hải quân xuất chúng. Đó là lí do vì sao trong quá
trình tiếp cận một cách sáng tạo, công tác giảng dạy lịch sử nghệ thuật hải
chiến cần phải tạo ra ở các sĩ quan hải quân tinh thần chiến đấu-đạo đức cao
cả, cần dạy họ giữ gìn và tiếp tục những truyền thống tốt đẹp nhất của hải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.