trợ giúp các đơn vị bộ binh gần bờ biển trong tấn công và phòng
thủ;
bảo vệ và chiếm các căn cứ hải quân;
tiêu diệt lực lượng hải quân địch trên mặt biển;
tiêu diệt lực lượng hải quân địch trong các căn cứ;
phá hoại đường giao thương trên biển và đại dương;
bảo vệ những đường giao thương trên biển và đại dương.
Sau năm 1945, ở Học viện Hải quân người ta đã thử nghiên cứu lịch sử
hải chiến theo các vấn đề. Những người soạn thảo chương trình học tập đưa
vào mục hoạt động của lực lượng đổ bộ, và hoạt động của hạm đội trong
việc bảo vệ căn cứ hải quân, v.v. Thực tế là không có vấn đề nào được triển
khai như dự tính. Trong khi đó, tại các trường sĩ quan hải quân và ở Học
viện Hải quân, các học viên được học cùng một loại hoạt động chiến đấu;
nhưng ở các trường, người ta xem xét theo trình tự thời gian trong cuộc đấu
tranh vũ trang trên biển và đại dương, còn ở học viện thì xem xét từng hoạt
động một cách riêng rẽ. Ví dụ, ở các trường người ta nghiên cứu hoạt động
của hạm đội trong các chiến dịch bảo vệ Tallin, Khanko, Odessa và
Sevastopol, ở học viện cũng nghiên cứu những chiến dịch đó. Nội dung
chương trình học không khác nhau mấy. Tôi nghĩ rằng, trong các trường sĩ
quan hải quân (hiện nay gọi là đại học hải quân) nên giảng môn lịch sử hải
quân, trong đó cần nghiên cứu kĩ lưỡng lịch sử hải quân Nga. Các học viên
Học viện Hải quân cần nghiên cứu lịch sử của nghệ thuật hải chiến, vì muốn
hiểu môn này phải có một sự chuẩn bị nhất định, ví dụ, phải nắm được thuật
ngữ chiến thuật-chiến dịch.
Không nên chia lịch sử của nghệ thuật hải chiến thành trong nước và
thế giới, như người ta đã làm trong thời Xô viết – nguyên nhân là do ý thức
hệ mà ra. Chúng ta đâu có chia toán, lí, hoá và các môn khoa học tự nhiên
khác thành trong nước và quốc tế. Nếu một hướng khoa học nào đó có
chung mục đích và nhiệm vụ, thì việc rút ra bài học từ lịch sử của ai – Nga
hay nước ngoài – không phải là điều quan trọng.