ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 323

Hiệp ước hoà bình Aix-la-Chapelle, đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến

giữa Anh với Pháp và Hà Lan, được kí vào ngày 30 tháng 4 năm 1748, và
cuối cùng đã được tất cả các nước ở châu Âu kí trong tháng 10 năm đó. Trừ
một vài khu vực của đế chế Áo bị cắt cho các nước khác – Silesia cho Phổ,
Parma cho hoàng thái tử Philip của Tây Ban Nha, và vùng lãnh thổ của Italy
nằm ở phía đông Piedmont cho vua xứ Sardinia. Kết quả chung cuộc là mọi
việc lại trở về giống tình trạng trước chiến tranh. “Có lẽ chưa bao giờ có
cuộc chiến tranh nào mà sau bao nhiêu sự kiện lớn như thế, sau khi đã đổ
nhiều máu và mất nhiều của cải đến như thế lại kết thúc với việc đưa các dân
tộc trở về với tình hình gần giống như khi họ bắt đầu”. Liên quan đến Pháp,
Anh và Tây Ban Nha, quyền kế vị ngai vàng Áo xuất hiện một cách bất ngờ
ngay sau khi xảy ra chiến tranh giữa Anh và Tây Ban Nha, đã lái những
hành động thù nghịch của họ đi chệch hướng, và việc giải quyết những vấn
đề liên quan mật thiết với họ hơn là việc lên ngôi của Maria Theresa bị chậm
lại đến 15 năm. Trước tình cảnh khốn quẫn của kẻ thù cũ của mình là hoàng
gia Áo, Pháp dễ dàng nghĩ đến việc tiếp tục một cuộc tấn công nhằm vào
nước này, còn Anh cũng dễ dàng bị lôi cuốn vào những hành động nhằm
chống lại cố gắng của Pháp trong việc gây ảnh hưởng hoặc có tiếng nói
quyết định trong những công việc của nước Đức – một đường lối mà nhà
vua sẵn sàng đi theo vì quyền lợi ở Đức của mình. Có thể đặt vấn đề là trong
hai lựa chọn; tấn công thẳng vào trung tâm của đế chế Áo qua ngả sông
Rhine và Đức hay như nước này cuối cùng đã làm là tấn công vào khu vực
Netherlands xa xôi, lựa chọn nào phù hợp với chính sách của Pháp hơn?
Trong trường hợp thứ nhất, Pháp đứng chân trên vùng lãnh thổ hữu hảo của
Bavaria và đưa tay ra cho Phổ, đây là lần đầu tiên người ta thấy sự hiện diện
của lực lượng quân sự nước này. Đấy là chiến trường đầu tiên. Mặc khác, ở
Netherlands – sau này trở thành chiến trường chính – mục tiêu không chỉ
vào Áo mà còn vào các cường quốc trên biển, những nước luôn muốn xâm
nhập vào khu vực này. Các nước này – bằng cách tài trợ cho kẻ thù của Pháp
và làm thiệt hại cho nền thương mại Pháp và Tây Ban Nha – chính là linh
hồn của cuộc chiến chống lại Pháp. Sự khốn khổ của Pháp được Louis XV
vu cho vua Tây Ban Nha vì đã buộc ngài phải kí hiệp ước hoà bình. Rõ ràng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.