ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 327

đã giành được. Bản chất thực sự của cuộc chiến tranh – đã bị che giấu trong
thời gian diễn ra cuộc chiến trên bộ, lại được thể hiện rõ bằng cái gọi là hoà
bình – mặc dù đã lắng xuống về mặt hình thức, nhưng vẫn còn tiếp tục tại tất
cả các khu vực trên thế giới.

Ở Ấn Độ, Dupleix không còn khả năng tấn công người Anh một cách

công khai được nữa, ông ta đành tìm cách phá hoại ngầm quyền lực của họ
bằng chính sách đã được nói tới ở trên. Vừa can thiệp một cách khéo léo vào
những vụ tranh chấp của những ông hoàng trong các khu vực lân cận, vừa
mở rộng quyền lực của mình trong khi làm như thế, đến năm 1751 ông ta đã
nhanh chóng kiểm soát được về mặt chính trị khu vực cực Nam của Ấn Độ,
với diện tích gần bằng diện tích nước Pháp. Sau khi được phong chức thái
thú (Nabob), ông ta nghiễm nhiên có địa vị như những ông hoàng của vùng
đất này. “Chính sách thương mại đơn thuần, theo ông, là một sự lầm lẫn. Đối
với ông, chính sách trung hoà giữa chinh phục và từ bỏ là không thể chấp
nhận được.” Cũng trong năm đó, ông ta còn nhận được những nhượng địa
mới, mở rộng quyền lực của Pháp sang những khu vực rộng lớn ở miền Bắc
và miền Đông, bao gồm cả bờ biển Orissa, và Dupleix trở thành người cai trị
một phần ba lãnh thổ Ấn Độ. Nhằm vinh danh những chiến thắng của mình,
cũng như để phù hợp với chính sách tạo ấn tượng đối với cư dân bản địa,
ông đã cho xây dựng một thành phố và một tượng đài để làm cho những
chiến thắng đó trở nên bất tử. Nhưng việc đó đã làm cho giám đốc các công
ty lo lắng, và đáng lẽ phải gửi lực lượng tiếp viện như ông yêu cầu thì họ lại
đề nghị ông lập lại hoà bình. Cũng trong khoảng thời gian này, Robert Clive,
lúc đó mới 26 tuổi, bắt đầu thể hiện tài năng thiên bẩm của mình. Thắng lợi
của Dupleix và các đồng minh của ông bắt đầu đi kèm với thất bại. Người
Anh, dưới sự lãnh đạo của Clive, bắt đầu ủng hộ những người bản địa chống
Pháp. Các kế hoạch chính trị của Dupleix không làm cho các công ty ở
chính quốc bận tâm, nhưng việc lợi nhuận giảm đã khiến họ lo lắng. Những
cuộc đàm phán nhằm tháo gỡ khó khăn diễn ra ở London, và Dupleix bị gọi
về nước. Có người nói rằng, chính phủ Anh coi việc triệu hồi ông là điều
kiện tiên quyết cho nền hoà bình. Hai ngày sau khi Dupleix ra đi (năm
1754), người kế nhiệm kí hiệp ước với viên Toàn quyền người Anh, từ bỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.