ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 335

của Pháp đã nói, “mất vài con tàu thì có ý nghĩa gì đối với Anh?” Nhưng
bước lí luận tiếp theo chắc chắn sẽ là: Tốt nhất nên tránh kẻ thù. Như một
người Pháp khác

*

được trích dẫn ở trên đã nói, người Pháp coi việc tàu của

họ gặp đối phương là việc không may, và nếu đã gặp mà danh dự cho phép
thì phải tìm cách tránh giao tranh. Họ có những mục tiêu quan trọng hơn là
đánh nhau với hải quân của địch. Không thể theo đuổi đường lối như thế
trong nhiều năm mà không gây ra ảnh hưởng về mặt tinh thần đối với các sĩ
quan hải quân, và điều đó đã trực tiếp dẫn đến sự kiện bá tước De Grasse,
một người chỉ huy hạm đội dũng cảm không kém bất cứ vị chỉ huy nào, vào
năm 1782 đã bỏ lỡ cơ hội, không đánh tan được hải đoàn Anh dưới quyền
chỉ huy của Rodney. Ngày 9 tháng 4 năm đó, trong khi đang bị hạm đội Anh
đuổi đánh trong quần đảo Windward thì bất ngờ 16 chiếc tàu địch nằm dưới
chiều gió so với hạm đội của ông, trong khi lực lượng chủ yếu của Anh đang
án binh bất động ở Dominica. Mặc dù có lực lượng vượt trội so với mấy con
tàu đi tách ra kia, nhưng trong suốt ba tiếng đồng hồ De Crasse vẫn để mặc
tình trạng như thế, không hề tấn công mà chỉ cho tiền quân bắn từ phía xa.
Hành động này sau đó đã được phiên toà xét xử ông – trong đó có nhiều sĩ
quan cao cấp và xuất chúng – coi là chính đáng vì “đó là do đô đốc đã hành
động một cách thận trọng, vì ông có nhiệm vụ tuần dương”. Ba ngày sau
ông đã bị chính hạm đội mà trước đó ông không tấn công, mặc dù ông có ưu
thế hơn, đánh bại và nhiệm vụ tuần dương cũng thất bại theo.

Xin trở lại với Minorca, sau trận đánh vào ngày 20, Byng triệu tập hội

đồng quân sự. Hội đồng quyết định rằng không thể làm gì hơn được nữa,
hạm đội Anh phải tới Gibraltar nhằm bảo vệ vùng này khỏi bị tấn công.
Byng bị thay bởi Hawke ở Gibraltar và bị đưa về nước để ra toà án binh. Toà
án binh – trong khi xua tan mọi nghi ngờ về sự hèn nhát hay chống đối của
ông – lại kết tội ông vì không làm hết sức nhằm tiêu diệt hạm đội Pháp hoặc
giải vây cho đơn vị đồn trú ở Mahon; và vì điều lệnh quân sự quy định rằng
đây là tội tử hình và không được thay bằng bất cứ hình phạt nào khác, toà
buộc phải kết án tử hình. Nhà vua không ân xá, Byng bị bắn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.