được điều đó khi ông viết rằng ở trên mặt biển không hề có chiến trường để
giữ và cũng chẳng có chỗ để giành giật. Nếu chiến tranh trên biển là chiến
tranh để giành lấy các vị trí thì hành động của hạm đội phải phụ thuộc vào
cuộc tấn công và phòng thủ các vị trí. Còn nếu mục tiêu của nó là đập tan
sức mạnh của kẻ thù ở trên biển, cắt đứt đường giao thương của nó với phần
còn lại của các thuộc địa, vắt cạn nguồn của cải trong lĩnh vực thương mại
của nó, và tìm mọi cách phong toả các hải cảng của nó, thì đối tượng tấn
công phải là lực lượng quân sự trên biển có tổ chức của nó. Nói ngắn, đấy là
hải quân, chính vì tuân theo đường lối thứ hai nói trên – dù lí do là gì đi nữa
– mà Anh đã nắm được quyền kiểm soát mặt biển và buộc đối thủ phải trả
lại Minorca vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh này. Trong khi đó Pháp
lại giữ quan điểm thứ nhất, cho nên hải quân của họ đã không có đủ uy lực.
Lấy ngay ví dụ về trận chiến ở Minorca. Nếu Galissonière thua, Pháp sẽ mất
Richelieu và 15.000 binh sĩ của ông đang bị vây hãm ở Minorca, giống như
quân đội Tây Ban Nha từng bị bao vây ở Sicily vào năm 1718. Vì vậy, hải
quân Pháp phải chiếm hòn đảo, nhưng bộ hải quân và dân chúng nhận thức
rất mù mờ về chuyện đó, cho nên một sĩ quan hải quân Pháp mới nói với
chúng ta: “Không thể tưởng tượng được rằng có thể xảy ra sự kiện bộ trưởng
hải quân, sau thắng lợi huy hoàng ở Mahon, đáng lẽ phải ngả theo sự nhiệt
huyết của lòng ái quốc đã được khai minh và lợi dụng cú hích mà chiến
thắng đã mang lại cho Pháp nhằm tái thiết lực lượng hải quân thì họ lại thấy
cần phải đem bán tàu và phương tiện mà chúng ta đang có ở các hải cảng,
chẳng bao lâu sau chúng ta sẽ phải chứng kiến những hậu quả đáng buồn về
cách ứng xử hèn nhát này của các chính khách của chúng ta.”
Vinh quang
cũng như chiến thắng đều không rõ ràng, hoàn toàn có thể hiểu được rằng
nếu viên đô đốc Pháp nghĩ ít hơn về Mahon và lợi dụng hoàn cảnh vô cùng
thuận lợi mà ông ta may mắn có được nhằm bắt sống hay đánh chìm bốn
hoặc năm tàu địch thì nhân dân Pháp đã thể hiện lòng nhiệt tình đối với hải
quân sớm hơn chứ không phải đợi đến năm 1760, nhưng lúc đó đã quá
muộn. Trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến tranh này, hải quân Pháp
– trừ khu vực Đông Ấn – đều chỉ xuất hiện khi bị quân địch đuổi đánh mà
thôi.