Ngoài những chiến dịch đã được nói đến bên trên ở Bắc Mỹ, kế hoạch
này bao gồm bốn phần sau đây:
1.
Theo dõi thường xuyên các hải cảng của Pháp ở Địa Trung Hải,
nhất là cảng Brest, không để cho các hạm đội lớn hay các hải đoàn nhỏ
đi ra mà không phải chiến đấu.
2.
Thường xuyên tấn công bờ biển Địa Trung Hải và bờ eo biển
Manche bằng những hải đội di chuyển với tốc độ cao, đôi khi kèm theo
những cuộc đổ bộ của các đơn vị nhỏ. Những cuộc tấn công mà quân
địch không thể dự đoán phương hướng, nhằm buộc đối phương phải
giữ lực lượng trong trạng thái luôn luôn sẵn sàng tại nhiều địa điểm
khác nhau, và như vậy có thể giảm được quân số của họ trên mặt trận
chống lại vua Phổ. Mặc dù xu hướng chắc chắn là như thế, nhưng
người ta có thể cho rằng chiến thuật vu hồi nhằm giúp Frederick cũng
không mang lại nhiều hiệu quả. Chúng ta sẽ không nói đến những chiến
dịch đó, vì có lẽ chúng cũng chỉ có hiệu quả hạn chế đối với toàn bộ
cuộc chiến.
3.
Một hạm đội luôn luôn có mặt ở Địa Trung Hải gần Gibraltar,
nhằm ngăn chặn, không cho hạm đội Pháp ở Toulon đi ra Đại Tây
Dương. Dường như việc ngăn chặn tuyến đường giao thương giữa Pháp
và Minorca đã không được thực hiện một cách triệt để. Hoạt động của
hạm đội Địa Trung Hải – dù có một bộ chỉ huy riêng – chỉ là phụ trợ
cho hoạt động của hạm đội Đại Tây Dương mà thôi.
4.
Các đơn vị viễn chinh được đưa đi nhằm chống lại những hòn đảo
thuộc địa của Pháp ở Tây Ấn và trên bờ biển Phi châu, còn ở Đông Ấn
chỉ có các hải đoàn nhằm giữ quyền kiểm soát mặt biển ở đấy, và bằng
cách đó hỗ trợ cho người Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ, đồng thời ngăn
chặn tuyến đường giao thương của người Pháp. Các chiến dịch trên
những vùng biển xa xôi được thực hiện thường xuyên như thế càng
mạnh mẽ hơn và bao trùm những khu vực rộng lớn hơn sau khi tiêu
diệt được hải quân của Pháp – Anh không còn sợ bị kẻ thù xâm phạm