mà phủ nhận được rằng, với quyền bá chủ về quân sự như thế trên mặt biển,
và sau khi đã chiếm được rất nhiều vị trí cực kì quan trọng, với lực lượng
hải quân hơn hẳn về quân số so với đối thủ, với nền thương mại phát triển và
sự thịnh vượng ở trong nước như thế, Anh có thể dễ dàng đưa ra những yêu
cầu cứng rắn hơn và như thế mới là khôn ngoan, văn phòng bộ nói rằng họ
phải khẩn trương giải quyết vấn đề và phải nhượng bộ vì khoản nợ to lớn,
lên đến 122.000.000 bảng Anh – một con số mà dù theo quan điểm nào, lúc
đó hay bây giờ cũng là rất lớn – nhưng hối phiếu mà tương lai phải trả này
lại hoàn toàn chính đáng vì họ đã thắng, nó cũng khẩn thiết đòi hỏi rằng phải
giữ được tất cả những lợi thế mà tình hình quân sự cho phép. Nhưng bộ đã
không làm được như thế. Liên quan đến vấn đề nợ, một tác giả người Pháp
đã nhận xét rất đúng rằng: “Trong cuộc chiến tranh này cũng như trong
những năm sau đó, Anh không chỉ quan tâm tới việc chinh phục châu Mỹ
mà còn quan tâm tới sự phát triển của công ty Đông Ấn của họ nữa. Hai
vùng này là đầu ra cho hàng hoá sản xuất và thương mại của họ, và đã bù
đắp được biết bao nhiêu những hi sinh mà họ phải chịu đựng trước đó.
Chứng kiến cảnh suy tàn về hàng hải của châu Âu – nền thương mại bị xoá
sổ, sản xuất phát triển chậm – làm sao mà dân tộc Anh lại cảm thấy sợ hãi
cái tương lai đang mở ra trước mắt họ viễn cảnh rộng lớn đến như thế?”.
Nhưng đáng tiếc là trong chính phủ đã không có người đại diện cho toàn dân
tộc; người mà họ bầu lên, cũng là người duy nhất có khả năng nắm được
thời cơ thì lại không được triều đình tín nhiệm.
Tuy nhiên, lợi ích mà Anh thu được là cực kì to lớn, đấy không chỉ là
sự mở rộng lãnh thổ, cũng không chỉ là quyền bá chủ trên biển mà còn là uy
tín và địa vị trong mắt các dân tộc đã nhận thức được nguồn lực vĩ đại và
sức mạnh to lớn của nước này. So với những kết quả mà biển cả mang lại thì
cuộc chiến trên bộ cho ta một sự tương phản điển hình vá có tính chất gợi
mở. Pháp cùng với Anh đã rút khỏi cuộc chiến này, hai nước không còn
tham gia bất kì hoạt động nào nữa. Năm ngày sau Hiệp ước hoà bình Paris,
hiệp ước hoà bình giữa các bên tham gia cũng được kí. Điều kiện hoà bình
đơn giản là giữ nguyên hiện trạng trước chiến tranh (status quo ante
bellum). Theo đánh giá của vua Phổ thì 180.000 binh sĩ của ngài đã bị giết