ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 371

về việc giữ trật tự, và gây cản trở nghiêm trọng cho nền thương mại và phát
triển một cách hoà bình các nguồn lực của họ. Khi mà – như người ta vẫn
nói – họ chỉ làm hại chính mình thì chẳng ai thèm quan tâm. Nhưng lâu nay,
người dân những nước ổn định hơn đã tìm cách khai thác các nguồn lực của
họ, và họ đã phải chịu nhiều thiệt hại do tình trạng hỗn loạn ở đó gây ra. Bắc
Mỹ và Australia vẫn mở rộng cửa đón người nhập cư, nhưng việc khai phá
diễn ra khá nhanh, và khi cơ hội giảm đi người ta sẽ lên tiếng đòi phải có các
chính phủ ổn định hơn trong những nước còn nhiều lộn xộn này, nhằm bảo
đảm an ninh cho cuộc sống và sự ổn định của các định chế, tạo điều kiện
cho các thương nhân có thể tin tưởng vào tương lai. Hiện nay, rõ ràng là
chẳng hi vọng gì rằng những phương tiện hiện có có thể thực hiện được yêu
cầu đó, và nếu điều đó vẫn còn đúng khi yêu cầu này xuất hiện thì không có
lí thuyết nào, tương tự học thuyết Monroe, có thể ngăn chặn được các nước
quan tâm đưa ra những biện pháp khắc phục tình trạng tồi tệ đó, mà dù có
gọi thế nào thì đấy cũng là sự can thiệp về mặt chính trị. Những sự can thiệp
như thế nhất định sẽ dẫn tới xung đột, đôi khi có thể được giải quyết bằng sự
dàn xếp, nhưng đôi khi cũng có thể dẫn tới chiến tranh. Ngay cả nếu được
giải quyết bằng biện pháp hoà bình thì nước nào có lực lượng được tổ chức
mạnh hơn lí lẽ cũng mạnh hơn. Có lẽ chẳng cần phải nói rằng đào xong con
kênh ở Trung Mỹ – tại điểm nào cũng thế – có thể sẽ làm cho thời khắc đó,
sớm muộn gì cũng sẽ tới, đến được sớm hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi một
cách sâu sắc những tuyến đường giao thương do công trình này tạo ra và vai
trò chính trị của tuyến đường giao thương giữa hai bờ Đại Tây Dương và
Thái Bình Dương đối với nước Mỹ vẫn chưa phải là tất cả, thậm chí chưa
phải là phần quan trọng nhất của vấn đề. Như có thể thấy, sẽ đến lúc khi mà
các nước đầy sức mạnh và ổn định hiện nay ở Mỹ hoặc châu Âu sẽ phải bảo
đảm cho sự tồn tại của những chính phủ ổn định ở các nước nhiệt đới trên
lục địa châu Mỹ. Vị trí địa lí của những nước này, điều kiện khí hậu của họ,
làm cho người ta nhận thấy ngay rằng sức mạnh trên biển ở đây – còn hơn
cả trường hợp Thổ Nhĩ Kì – sẽ quyết định nước nào nắm quyền bá chủ – nếu
không phải là chiếm đoạt thì cũng gây được ảnh hưởng đối với các chính
phủ bản địa. Vị trí địa lí của Hợp chúng quốc Hoa Kì và sức mạnh nội tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.