ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 373

“Tây Ban Nha chính là quốc gia mà Anh bao giờ cũng có thể đương đầu với những triển

vọng cực kì rõ ràng về ưu thế và danh dự. Chế độ quân chủ rộng lớn này đã hoàn toàn kiệt sức,

các nguồn thu nhập của nó nằm quá xa, nước nào kiểm soát được mặt biển thì sẽ kiểm soát

được tài sản và nền thương mại của Tây Ban Nha. Những lãnh thổ tạo ra nguồn thu nhập cho

nước này lại nằm cách xa thủ đô và xa nhau, làm cho nước này – hơn bất cứ quốc gia nào khác

– phải chờ đợi cho đến khi nó có thể huy động được tất cả các khu vực trong cái cường quốc to

lớn nhưng thiếu cố kết này lao vào hoạt động.”

*

Sẽ là sai khi nói rằng Anh đã hoàn toàn kiệt sức, nhưng sự lệ thuộc của

nó vào thế giới bên ngoài đã lớn tới mức đoạn văn vừa dẫn bên trên phải
được coi là lời cảnh báo.

Nhưng nước Anh đã không bỏ qua sự tương đồng như thế. Từ đó cho

đến nay, những vùng lãnh thổ mà nước này chiếm được bằng sức mạnh trên
biển đã kết hợp với chính sức mạnh trên biển để điều khiển chính sách của
nó. Tuyến đường tới Ấn Độ – trong thời Clive vốn là tuyến đường xa xôi và
đầy tai hoạ, vì không có những trạm dừng chân – đã được củng cố khi có cơ
hội, đấy là việc chiếm đảo St. Helena, mũi Hảo Vọng và đảo Mauritius. Khi
máy hơi nước làm Hồng Hải và Địa Trung Hải trở thành tuyến đường thích
hợp cho việc giao thương thì Anh lại chiếm thêm Aden và sau đó thì thiết
lập căn cứ ở Socotra. Malta đã rơi vào tay Anh ngay trong những cuộc chiến
tranh thời Cách mạng Pháp, và địa vị lãnh đạo của nước này – hòn đá tảng
trong liên minh chống lại Napoleon – đã tạo điều kiện cho họ đòi phải
nhượng cho họ Malta, như một trong những điều kiện của Hoà ước 1815. Vì
Malta chỉ cách Gibraltar khoảng 1.000 dặm, cho nên lĩnh vực ảnh hưởng về
mặt quân sự của hai địa điểm này giao thoa với nhau. Hiện nay quyền lực
của Anh kéo dài từ Malta tới eo đất Suez, mà trước đó không có trạm dừng
chân nào, và được bảo vệ bằng việc nhượng lại cho họ đảo Cyprus.

Ai Cập, mặc dù Pháp rất tức giận, cũng đã bị Anh kiểm soát. Napoleon

và Nelson đã hiểu được tầm quan trọng của vị trí này đối với Ấn Độ, Nelson
đã phải cho một sĩ quan đi theo đường bộ tới Bombay để đưa tin về trận
đánh trên sông Nile và thông báo rằng Bonaparte chẳng còn hi vọng gì.
Ngay cả hiện nay, sự tức giận của Anh trước những thắng lợi của Nga ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.