ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 505

có thể được xem là thất bại trước đó cũng có thể giữ được cái mà một trận
đánh thành công sau đó cũng không chắc đã lấy lại được những thứ đã mất –
nhưng ông sẽ dứt khoát không né tránh. Nhưng nhờ nhận thức đúng đắn tình
hình, ông đã rút lui theo hướng đông nam, chạy trốn trong trật tự – đó là
theo lời của Suffren – lấy tốc độ của những con tàu chạy chậm nhất làm
chuẩn và đổi hướng nhiều lần. Kết quả là đối thủ bắt đầu cuộc săn đuổi từ
lúc rạng sáng nhưng chỉ bắt kịp hải đội của ông vào lúc 2 giờ chiều. Mục
đích của quân Anh là kéo hải đoàn của Suffren xuống cuối chiều gió và càng
xa hải cảng càng cốt, vì nếu tàu của ông bị loại khỏi vòng chiến thì sẽ khó
trở về cảng hơn.

Pháp có 14 tàu chiến, trong khi phía Anh chỉ có 12. Sự vượt trội về số

lượng cùng với hiểu biết đúng đắn về tình hình quân sự ở Ấn Độ càng thúc
đẩy tinh thần chiến đấu sẵn có của Suffren. Nhưng tàu chiến của ông lại di
chuyển chậm chạp và được chỉ huy bởi những sĩ quan vô trách nhiệm và bất
mãn. Tình hình đó, nhất là trong cuộc truy đuổi kéo dài và rắc rối, càng làm
vị chỉ huy năng nổ – người nhận thức rõ sự khẩn trương của sự nghiệp mà vì
nó ông đã đẩy nhanh các chiến dịch của hải đoàn – cảm thấy bực mình và
mệt mỏi thêm. Ông phải đưa ra hết hiệu lệnh này đến hiệu lệnh khác, phải
buộc hết chiến thuyền này đến chiến thuyền khác chuyển chỗ, nhằm đưa
những con tàu lộn xộn đó vào đúng hàng lối. “Khi thì họ lao lên, khi thì họ
dừng lại, chẳng có hàng lối gì, như thể không biết làm gì vậy”, vị đô đốc
người Anh, người đã chăm chú theo dõi đường đi của đối thủ, nói như thế.
Nhưng Suffren vẫn tiếp tục tiến lên, và vào lúc 2 giờ chiều, tức là ở vị trí
cách hải cảng 25 dặm, khi đội hình đã tương đối ổn định và chỉ cách đối
phương một khoảng ngắn, ông hạ lệnh chiếm lĩnh chiều gió để ổn định đội
hình trước khi lao vào công kích. Một loạt sai lầm diễn ra sau đó đã không
những không cải thiện mà còn làm cho tình hình xấu thêm, và cuối cùng, sau
đó 30 phút, khi đã mất hết kiên nhẫn, vị chỉ huy hạ lệnh tấn công (Sơ đồ
XVII. A), sau đó lại ra thêm mệnh lệnh tấn công trên khoảng cách bắn súng
ngắn cũng tới. Thấy cấp dưới thực thi mệnh lệnh quá chậm chạp và vụng về,
ông liền ra lệnh cho một khẩu pháo lập tức khai hoả. Ở biển, đó là biện pháp
khẳng định tín hiệu vừa được phát ra. Nhưng đáng tiếc là thuỷ thủ đoàn của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.