ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 517

cuộc chém giết là không thể biện minh được. Đại diện của hai nước ở Ấn Độ
gặp nhau và những hành động thù nghịch giữa hai bên chấm dứt vào ngày 8
tháng 7. Hai tháng sau, thông điệp chính thức mới tới tay Suffren, lúc đó ông
này đang ở Pondicherry. Những lời ông nói vào dịp này đáng được dẫn ra ở
đây vì nó cho thấy cảm giác thất vọng của ông trong khi ông thực hiện vai
trò cao cả của mình: “Lạy Chúa vì đã có hoà bình! Vì ở Ấn Độ, dù chúng ta
có đủ phương tiện để áp đặt luật pháp, tất cả đã mất hết rồi. Tôi ngóng chờ
lệnh của Ngài và chân thành cầu xin Ngài để họ cho phép tôi rời khỏi nơi
đây. Chỉ có chiến tranh mới làm cho một số thứ chán ngắt trở thành chịu
đựng được mà thôi”.

Cuối cùng, ngày 6 tháng 10 năm 1783, Suffren nhổ neo từ Trincomalee

lên đường trở về Pháp, ông có dừng chân ở đảo Isle of France và mũi Hảo
Vọng. Trèn đường trở về cố hương, ông được rất nhiều người chào đón,
hoan nghênh. Hải cảng nào ông cũng được dân chúng thuộc mọi giai tầng và
sắc tộc chào đón một cách nồng nhiệt nhất. Điều làm ông xúc động nhất là
lòng tôn kính của những viên thuyền trưởng người Anh. Mà phải như thế
mới đúng: chỉ có họ mới là những người có quyền đánh giá ông như một
chiến binh. Chỉ trong trận đụng độ cuối cùng giữa Hughes và Suffren, quân
Anh có hơn 20 tàu chiến, nhưng 6 viên thuyền trưởng người Anh đã hi sinh
trong cuộc chiến kiên cường nhằm chống lại những cố gắng của ông. Trong
khi ông dừng lại ở mũi Hảo Vọng thì một đoàn gồm 9 chiến thuyền của
Hughes trên đường từ mặt trận trở về cũng đang thả neo trong cảng. Những
viên thuyền trưởng của đoàn tàu này, dẫn đầu là thiếu tướng hải quân King,
thuyền trưởng con tàu mang tên Exeter, đã nhiệt liệt chào đón ông. “Những
người Hà Lan tử tế đã tiếp đãi tôi như vị cứu tinh của họ,” Suffren viết,
“nhưng không có sự tôn kính nào làm tôi sung sướng hơn là sự kính trọng và
đánh giá mà những người Anh đang có mặt ở đây thể hiện với tôi”. Khi về
đến nhà, ông được rất nhiều huân, huy chương. Khi ra đi ông mới là thuyền
trưởng, nhưng khi trở về ông đã đeo chuẩn đô đốc hải quân; nhà vua lập tức
lập ra chức phó đô đốc thứ tư dành riêng cho ông, và khi ông từ trần thì chức
này cũng bị bãi bỏ. Vinh quang này là do chính ông giành được; nó là phần
thưởng cho nghị lực và tài năng kiên cường của ông, những phẩm chất được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.